CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chủ quyền
1 Việc công nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các ấn bản quốc tế tại Anh, Đức, Ấn Độ, Pháp, Bohemia, Nga, It alia, Tây Ban Nha ở thế kỷ XIX / Nguyễn Quang Trung Tiến // .- 2024 .- Số 1 (189) .- Tr. 55 - 81 .- 959
Từ quá trình xác lập chủ quyền lịch sử khai thác đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời các chúa Nguyễn ở thế kỷ XVII thông qua hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải; đến năm 1816, vua Gia Long của vương triều Nguyễn tiến hành chiếm hữu chính thức về mặt nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa thông qua việc phái đội thủy quân của triều đình Huế đi cùng đội Hoàng Sa ra xem xét và xác lập chủ quyền của Việt Nam tại đó. Sự kiện tuyên bố chiếm hữu chính thức về mặt nhà nước của triều Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa từ năm 1816 đã được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi thông qua nhiều ấn bản tại các nước Anh, Đức, Ấn Độ, Pháp, Bohemia, Nga, Italia, Tây Ban Nha mà không có bất kỳ quốc gia liên quan nào lên tiếng phản đối trong suốt thế kỷ XIX. Đó là những cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc góp phần phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa nói riêng, biển đảo của Việt Nam nói chung trong hiện tại.
2 Tiếp tục đề cao chủ quyền nhân dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Nguyễn Minh Đoan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr.3-9 .- 340
Chủ quyền nhân dân là một đặc trưng quan trọng của Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Việc nhận thức và thể hiện chủ quyền nhân dân trong các bản Hiến pháp của Việt Nam không giống nhau và có những hạn chế nhất định. Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện chủ quyền nhân dân đầy đủ hơn so với các Hiến pháp trước đây. Tuy vậy, vấn đề thể hiện chủ quyền nhân dân trong Hiến pháp vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.