CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Doanh nghiệp--Bán lẻ
1 Lao động kỹ năng số ngành bán lẻ trong bối cảnh chuyển đổi số: Một số khuyến nghị / Đoàn Thị Yến, Nguyễn Thị Hồng, Đoàn Tố Như // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 65(4) .- Tr. 36-40 .- 650
Dựa trên các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập từ 59 phiếu điều tra trong các doanh nghiệp ngành bán lẻ, kết hợp với kết quả phỏng vấn chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp, bài viết khái quát về thực trạng LLLĐ kỹ năng số tại các doanh nghiệp bán lẻ và đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển LLLĐ này tại các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh chuyển đổi số.
2 Ảnh hưởng của các công nghệ kỹ thuật số đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam / Nguyễn Thị Bích Loan, Chử Bá Quyết // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 297 .- Tr. 62-73 .- 658
Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của công nghệ kỹ thuật số tới hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế thừa và phát triển nghiên cứu trước, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các công nghệ kỹ thuật số đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. Để kiểm tra các giả thuyết của mô hình, nhóm tác giả đã điều tra 250 doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam, sử dụng phần mềm SPSS 22 để phân tích, nhóm đã xác lập được bảy công nghệ kỹ thuật số có ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ. Cuối cùng, nhóm đưa ra các trao đổi và hàm ý đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong quá trình chuyển đổi số để nâng cao hiệu suất kinh doanh.
3 Mối quan hệ giữa năng lực đổi mới, năng lực tích hợp và kết quả hoạt động kinh doanh - Nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam / Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Đức Nhuận // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 44-64 .- 658
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở kế thừa các lý thuyết nền tảng là lý thuyết nguồn lực RBV (Resource-Based view) và lý thuyết năng lực động (Dynamic capability) nhằm xem xét sự ảnh hưởng của năng lực đổi mới tới năng lực tích hợp và sự tác động của năng lực tích hợp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ. Với khách thể nghiên cứu là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, năng lực đổi mới được tiếp cận trên khía cạnh của đổi mới sáng tạo dịch vụ bán lẻ, năng lực tích hợp được xem xét trên phương diện quản trị thông tin tích hợp và xúc tiến tích hợp. Bằng việc thực hiện điều tra khảo sát 197 doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích PLS-SEM để phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò tiền đề của năng lực đổi mới dịch vụ trong việc nuôi dưỡng và thúc đẩy năng lực quản trị thông tin tích hợp và năng lực xúc tiến tích hợp. Đồng thời, năng lực quản trị thông tin tích hợp và năng lực xúc tiến tích hợp là những yếu tố quan trọng giúp cải thiện đáng kể kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ.
4 Bán lẻ hợp kênh (omni - chanel) taị Việt Nam trong kỷ nguyên số / Lê Mạnh Hùng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.19 - 21 .- 658
Mặc dù hiện tại xu hướng bán lẻ đa kênh đang là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nhưng định hướng bán lẻ hợp kênh đang là một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp bán lẻ trước những xu hướng biến đổi nhanh chóng của môi trường và thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời kỳ kỷ nguyên số. Hoạt động hợp kênh (omni - chanel) của doanh nghiệp bán lẻ giúp khách hàng có trải nghiệm liền mạch trong mua sắm hàng hóa ở mọi thời điểm, mọi nơi trong môi trường thực và cả trong môi trường ảo. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào làm rõ hơn về bán lẻ hợp kênh, những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp bán lẻ Việt nam gặp phải khi áp dụng kênh (omni - chanel), từ đó đưa ra những khuyến nghị cho việc áp dụng hợp kênh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
5 Kênh bán lẻ hiện đại của doanh nghiệp bán lẻ trong nước: Thực trạng, thách thức và một số giải pháp để phát triển / Nguyễn Trọng Tiến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.13 - 15 .- 658
hị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay chia làm 3 loại hình chính: Truyền thống, hiện đại, hình thức trực tuyến. Bán lẻ truyền thống ( bao gồm có chợ, cửa hàng tạp hoá ) , bán lẻ hiện đại( gồm có siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi ), bán lẻ trực tuyến (qua các sàn thương mại điện tử). Hiện nay kênh bán lẻ truyền thống vẫn đang đóp góp rất lớn, khoảng 83%, ở lĩnh vực hàng hoá tiêu dùng nhanh, trong khi kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 17%. Kênh bán lẻ hiện đại Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và chuyên doanh hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển nhanh ở các thành phố lớn. Hiện nay, kênh bán lẻ hiện đại của các doanh nghiệp (DN) trong nước cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư từ nước ngoài tại Việt Nam. Bài viết này phân tích thách thức đối với kênh bán lẻ hiện đại của doanh nghiệp bán lẻ nội địa đối với áp lực cạnh tranh của DN bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài, từ đó đưa ra các giải pháp cho DN bán lẻ Việt Nam.
6 Hoạt động marketing của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 / Phạm Hùng Cường // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 86 - 96 .- 658
Nhằm đánh giá về hoạt động marketing của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, bài viết đã điều tra 442 phiếu khảo sát đối với người tiêu dùng ở TP. Hồ Chí Minh về các yếu tố marketing tác động đến năng lực duy trì khách hàng của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn. Kết quả cho thấy, 5 yếu tố marketing có tác động đến năng lực duy trì khách hàng của các doanh nghiệp bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh gồm: danh tiếng, vị trí đặt điểm phân phối, nhân lực, năng lực xúc tiến, giá cả cạnh tranh. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động marketing của các doanh nghiệp bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025.
7 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh / Phạm Hùng Cường // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 8(495) .- Tr. 65-75 .- 658
Nghiên cứu xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị thương hiệu các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, từ đó đưa ra hàm ý quản trị cho nhà quản lý nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho các doanh nghiệp bán lẻ.