Mối quan hệ giữa năng lực đổi mới, năng lực tích hợp và kết quả hoạt động kinh doanh - Nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Đức NhuậnTóm tắt:
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở kế thừa các lý thuyết nền tảng là lý thuyết nguồn lực RBV (Resource-Based view) và lý thuyết năng lực động (Dynamic capability) nhằm xem xét sự ảnh hưởng của năng lực đổi mới tới năng lực tích hợp và sự tác động của năng lực tích hợp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ. Với khách thể nghiên cứu là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, năng lực đổi mới được tiếp cận trên khía cạnh của đổi mới sáng tạo dịch vụ bán lẻ, năng lực tích hợp được xem xét trên phương diện quản trị thông tin tích hợp và xúc tiến tích hợp. Bằng việc thực hiện điều tra khảo sát 197 doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích PLS-SEM để phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò tiền đề của năng lực đổi mới dịch vụ trong việc nuôi dưỡng và thúc đẩy năng lực quản trị thông tin tích hợp và năng lực xúc tiến tích hợp. Đồng thời, năng lực quản trị thông tin tích hợp và năng lực xúc tiến tích hợp là những yếu tố quan trọng giúp cải thiện đáng kể kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ.
- Lao động kỹ năng số ngành bán lẻ trong bối cảnh chuyển đổi số: Một số khuyến nghị
- Ảnh hưởng của các công nghệ kỹ thuật số đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam
- Bán lẻ hợp kênh (omni - chanel) taị Việt Nam trong kỷ nguyên số
- Kênh bán lẻ hiện đại của doanh nghiệp bán lẻ trong nước: Thực trạng, thách thức và một số giải pháp để phát triển
- Hoạt động marketing của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025