CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Người lao động

  • Duyệt theo:
21 Tình trạng sức khỏe của người lao động làm nghề mộc xã Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội, năm 2020 / Khương Văn Duy, Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Thanh Thảo, Phan Mai Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 425-432 .- 610

Phân tích tình trạng sức khỏe của người lao động làm nghề mộc xã Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội, năm 2020. Người lao động làm nghề mộc phải thường xuyên tiếp xúc nhiều với các yếu tố tác hại nghề nghiệp như bụi, tiếng ồn, hơi khí độc… Đặc biệt các yếu tố tác hại nghề nghiệp này đều vượt quá quy định cho phép với tính chất công việc đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ, tập trung cao, nó là điều kiện thuận lợi để phát sinh bệnh tật đặc biệt là các bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da. Nghiên cứu là cơ sở để các nhà y tế lao động xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe và dự phòng bệnh tật cho người lao động ngành mộc, nâng cao năng suất lao động và phát triển kinh tế.

22 Kiến thức bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai công ty ở Đồng Nai năm 2020 / Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Phạm Thị Quân, Nguyễn Quốc Doanh, Lê Thị Hương, Tạ Thị Kim Nhung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 329-340 .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai công ty ở Đồng Nai năm 2020. Bệnh bụi phổi silic vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng được bằng việc nâng cao hiểu biết của người lao động. Tuổi nghề cao và việc không hút thuốc là những yếu tố liên quan đến việc có kiến thức tốt hơn về bệnh bụi phổi silic và cách phòng chống mắc bệnh. Phải nâng cao kiến thức cho người lao động về phòng bệnh để giảm thiểu những hiệu quả nghiêm trọng do bệnh gây ra, đặc biệt là những người lao động có tuổi nghề thấp và hiện đang hút thuốc.

23 Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than ở người lao động tại một công ty khai thác than hầm lò, năm 2020 / Khương Văn Duy, Lê Quang Chung, Khương Thị Bích Phượng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 350-360 .- 610

Trình bày tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than ở người lao động tại Công ty cổ phần Than Vành Danh, năm 2020. Bệnh bụi phổi than là một bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị khỏi gây ra do hít thở phải bụi than hô hấp và đặc biệt ở những người lao động khai thác than hầm lò có thâm niên làm việc lâu năm trong ngành có nguy cơ mắc bệnh bụi than ngay cả khi tiếp xúc với nồng độ thấp. Quy định hiện nay ở nước ta là tất cả những người lao động khai thác than hằng năm khi khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp đều được chụp phim phổi một lần nhằm phát hiện sớm, có kế hoạch điều trị và dự phòng cho người lao động.

24 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến bệnh đường hô hấp của người lao động mỏ than Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên, năm 2020 / Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Thị Minh Tâm, Lê Thị Hương, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Thị Quân // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 130-139 .- 610

Nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến bệnh đường hô hấp ở người lao động tại mỏ than Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên, năm 2020. Hậu quả phơi nhiễm với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường lao động đều có thể dẫn đến các rối loạn chức năng của các cơ quan cũng như rối loạn chức năng của các cơ quan cũng như tình trạng sức khỏe nói chung cũng như rối loạn chức năng hô hấp với các mức độ khác nhau và các bệnh đường hô hấp. Khám sàng lọc phát hiện sớm các triệu chứng lâm sàng và biến đổi trên cận lâm sàng giúp chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh hô hấp, giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật ở người lao động.

25 Phát huy vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 / Đào Duy Hiện // .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 20-22 .- 368

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và chính sách bảo hiểm thất nghiệp nói riêng đã phát huy vai trò tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cũng như người sử dụng lao động. Có thể khẳng định, bảo hiểm thất nghiệp như “chiếc phao cứu sinh” cho người lao động và người sử dụng lao động trong hoàn cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Bài viết khái quát chính sách bảo hiểm thất nghiệp, phân tích vai trò, tính nhân văn của chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

26 Hưởng bảo hiểm xã hội một lần và những thách thức đối với hệ thống an sinh xã hội Việt Nam / Nguyễn Thị Chính // .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 27-30 .- 368

Bên cạnh thành tựu đạt được trong phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, gia tăng độ bao phủ của chính sách bảo hiểm xã hội, thì xu hướng lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần ngày càng gia tăng, đặt ra nhiều thách thức đối với vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cần xem xét, đánh giá, tổng kết để sớm có giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

27 Ảnh hưởng của việc làm không phù hợp đến sự hài lòng trong công việc : trường hợp người lao động ở vùng đồng bằng sông Cửu Long / Ngô Mỹ Trân, Trần Thị Tú Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 514 .- Tr. 59-72 .- 658.3

Nghiên cứu phân tích sự ảnh hưởng của việc làm không phù hợp đến sự hài lòng trong công việc của người lao động với số liệu khảo sát 1.300 người lao động trong các doanh nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện tình trạng việc làm không phù hợp và nâng cao sự hài lòng trong công việc người lao động

28 Đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động / Nguyễn Thị Hải Vân // .- 2021 .- Số 759 .- Tr. 107-108 .- 658

Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp hữu ích, được xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

29 Chất lượng nguồn nhân lực và việc làm của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam / Bùi Quang Tuyến, Đỗ Vũ Phương Anh // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 288 .- Tr. 54-63 .- 658

Mục tiêu chính của bài viết nhằm phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng công việc của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Bài viết sử dụng dữ liệu điều tra lao động việc làm năm 2018. Kết quả cho thấy người lao động trong doanh nghiệp nhà nước có trình độ học vấn và kỹ năng cao hơn so với người lao động ở các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, mức lương trung bình và trung vị là cao hơn ở các doanh nghiệp nhà nước. Phân tích hồi quy logit đa thức cho thấy trình độ học vấn có tác động đáng kể tới lựa chọn công việc ở doanh nghiệp nhà nước so với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước, trình độ giáo dục cao hơn giúp họ có được công việc tốt hơn như được ký hợp đồng lao động dài hơn và được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Phát hiện nghiên cứu hàm ý rằng chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng với quyết định lựa chọn công việc và chất lượng công việc của các cá nhân ở Việt Nam.

30 Khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam: thực trạng và khuyến nghị / Tô Trọng Hùng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.29 - 32 .- 330

Tại các nước đang phát triển, việc làm được tạo ra tập trung nhiều ở khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội và các yếu tố biến đổi khí hậu, dịch bệnh đã khiến chính phủ các nước và các nhà hoạch định chính sách quan ngại về tính bền vững và đói nghèo ở khu vực này.Bài viết khái quát một số khái niệm và vai trò của khu vực phi chính thức, giới thiệu tổng quan thực trạng khu vực kinh tế phi chính thức và gợi ý mội số khuyến nghị để khu vực này phát triển bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn tới.