CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Dược học
21 Ảnh hưởng của cốm sói rừng đến trọng lượng và cấu trúc tuyến ức lách trên chuột mang u sarcoma 180 / Trần Thị Hải Vân, Đỗ Hòa Bình, Phan Anh Tuấn // Y dược học cổ truyền Việt Nam ( Điện tử) .- 2016 .- Số 48 .- Tr. 52-59 .- 610
Nghiên cứu ảnh hưởng của cốm sói rừng đến trọng lượng tương đối, mô bệnh học của tuyến ức và lách trên chuột mang u sarcoma 180. Kết quả cho thấy cốm sói rừng liều 5g/kg thể trọng chuột nhắm làm tăng trọng lượng tuyến ức tương đối, trọng lượng lách tương đối so với lô chứng với p0,05, làm tăng sinh tế bào lympho trên vi thể tuyến ức, lách.
22 Nghiên cứu tác dụng giảm đau và trung hòa acid của HPmax trên thực nghiệm / Phạm Bá Tuyến, Nguyễn Trọng Thông // Y dược lâm sàng 108 (Điện tử) .- 2015 .- Số 2 .- Tr. 27-32 .- 610
Đánh giá hiệu quả giảm đau và trung hòa axit của viên nang cứng HPmax trong các mô hình thí nghiệm. Đối tượng và phương pháp: HPmax đã được sử dụng với liều lượng là 840mg và 1680mg mỗi kg chuột cống để nghiên cứu tác dụng giảm đau và mỗi viên nang được pha với 15ml nước cất để nghiên cứu trung hòa axit trong ống nghiệm. Kết quả và kết luận: HPmax có thể giảm đau do axit axetic trong các mô hình. Tác động của quá trình trung hòa axit của HPmax tương đương 10,7% so với Maalox.
23 Nghiên cứu tổng hợp Erlotinib hydrochloride / Tạ Văn Đại, Lê Tất Thành, Phạm Quốc Long // Khoa học và Công nghệ (Điện tử) .- 2015 .- Số 6 .- Tr. 788-794 .- 610
Erlotinib hydrochloride (Tarceva) là một loại thuốc điều trị ung thư nhắm mục tiêu được phê duyệt để điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC), ung thư tuyến tụy và một số loại ung thư khác. Một phương pháp tổng hợp hiệu quả và kinh tế của hợp chất tiêu đề từ ethyl 3,4-dihydroxybenzoate được mô tả trong 6 bước với năng suất tổng thể là 51%.
24 Đánh giá tác dụng trị mụn trên thỏ của cao chiết cồn 60 phần trăm của lá sống đời Kalanchoe Pinnata (Lam.) Pers / Huỳnh Ngọc Như, Chu Hạnh Nguyên, Võ Thanh Phong // .- 2016 .- Số 6 .- Tr. 31-36 .- 616.352 3
Xác định được liều Dmax của cao chiết cồn lá sống đời là 16g cao/kg chuột, Isopropyl lamolate với liệu trình bôi 5-10 mg/cm2 tai thỏ/ngày x 5 ngày/tuần trong 2 tuần, tạo mụn độ 3. Cao chiết lá sống đời sử dụng với liều 10 mg cao/8cm2/lần/ngày trong 14 ngày làm mụn độ 3 giảm xuống còn mụn độ 1. Lô chứng không thay đổi độ mụn.
25 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst / Trần Trung Nghĩa, Phạm Thị Lý, Lê Hùng Tiến // .- 2018 .- Số 40 .- Tr. 91-98 .- 610
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, giá thể và chế phẩm chất kích thích ra rễ đến khả năng ra rễ, ra lá mới và sinh trưởng của cành giâm cây rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst được tiến hành trong điều kiện nhà ươm có mái che. Kết quả cho thấy: thời vụ giâm hom từ tháng 3 đến tháng 9 đều phù hợp với giâm hom rau đắng biển, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt nhất về chiều cao hom (15,1 cm), đường kính thân (0,3 cm), số lá/cây cao nhất (14,3 lá/cây) và số rễ (3,0 rễ/cây), sử dụng giá thể là đất + cát + phân vi sinh giúp cây sinh trưởng phát triển cao nhất, xử lý các chất kích thích ra rễ ít có tác động đến giâm hom so với đối chứng.
26 Hoàn thiện quy trình nhân giống cây Khôi tía (Ardisia sylvestris) bằng kỹ thuật nuôi cấy In vitro / Đoàn Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Thị Huyền // Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp (TL Điện tử) .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 25-31 .- 610
Khôi tía là loài cây dược liệu có giá trị dược lý cao hiện đang bị khai thác quá mức dẫn đến nguồn gen bị cạn kiệt. Hoàn thiện quy trình nhân giống cây Khôi tía bằng phương pháp nuôi cấy in-vitro đã được nghiên cứu thành công. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sát khuẩn bề mặt chồi non bằng ethanol 70% trong 1 phút, khử trùng bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong 8 phút và nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng có bản MS bổ sung 0,2 mg/l BAP, cho tỷ lệ mẫu sạch là 80,92%, cảm ứng tạo đa chồi trên môi trường MS bổ sung 1mg/1 BAP, 0,3 mg/1 Kinetin, 0,1 mg/l NAA, 30g/l sucrose và 7g/l agar cho tỷ lệ mẫu tạo cụm chồi 99,31% với chiều cao chồi trung bình 3,7 cm và hệ số nhân đạt 9,13 lần/chu kỳ nhân giống sau 4 tuần nuôi cấy.
27 Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Gừng (Zingiber officinale Rosc.) ở Huế / Trương Thị Bích Phượng, Trần Thị Bích Nga, Nguyễn Đức Tuấn // Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TL Điện tử) .- 2018 .- Số 06 .- Tr. 107-113 .- 610
Gừng là cây gia vị quan trọng trên thế giới. Củ gừng có vị thơm, cay, được sử dụng làm gia vị và dược liệu. Bài báo này trình bày kết quả vi nhân giống cây gừng Huế. Thân củ gừng tự nhiên được khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 12 phú làm giảm tỉ lệ mẫu nhiễm và tăng tỉ lệ mẫu sống cao nhất, đạt 57,69%. Môi trường MS bổ sung 1,0 mg/l KIN thích hợp nhất để tái sinh chồi từ lát cắt ngang thân củ cây gừng, đạt 3,46 chồi/mẫu sau 4 tuần nuôi cấy. Chồi in vitro được nhân nhanh tốt nhất trên môi trường MS bổ sung 0,9 mg/l KIN với hệ số nhân chồi 14,0 chồi/mẫu sau 8 tuần nuôi cấy. Môi trường MS bổ sung 3,0 mg/l BAP kết hợp 3,0 mg/l NAA tạo cụm gồm 7,14 chồi/mẫu, trong khi rễ tạo thành tốt nhất trên môi trường MS bổ sung 3,0 mg/l BAP kết hợp với 2,0 mg/l NAA với 12,80 rễ/chồi sau 4 tuần nuôi cấy. Cây in vitro được xử lý bằng dung dịch nano bạc 6,0 ppm và trồng trên giá thể xơ dừa cho tỷ lệ cây sống cao, đạt 88,25% và cât có sức sống tốt sau 2 tuần đưa ra vườn ươm.
28 Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của cây hà thủ ô đỏ / Nguyễn Văn Bạch, Hoàng Việt Dũng, Đỗ Quyên // Dược học (Điện tử) .- 2015 .- Số 7 .- Tr. 64-68 .- 610
Xác định đối tượng đồng thời cung cấp thêm thông tin về đặc điểm vi học phần trên mặt đất của cây hà thủ đô góp phần tiêu chuẩn hóa loài cây này.
29 Thành phần hóa học của đoạn nước phần mặt đất cây hệ mọ / Nguyễn Phi Hùng, Đỗ Thị Hà, Nguyễn Tiến Đạt // .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 46-50 .- 610
Tìm hiểu thành phần hóa học của cây hế mọ, đặt nền móng cho các nghiên cứu sâu hơn về cả thành phần hóa học và tác dụng sinh học của loài này trong tương lai.
30 Đánh giá khả năng kháng khuẩn của nano bạc tổng hợp từ dịch chiết lá sừa cạn và hoa bồng bồng / Nguyễn Thiện Thảo, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Ngọc Trai // .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 426-432 .- 610
Các hạt nano bạc được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như kháng khuẩn, điện tử, quang học đã thu hút được sự chú ý đáng kể của các nhà khoa học. Trong nghiên cứu này, các hạt nano bạc được tổng hợp bằng phương pháp xanh sử dụng dịch chiết từ lá dừa cạn (Catharanthus roseus) và hoa bồng bồng (Calotropis gigantea) làm tác nhân khử ion bạc có trong dung dịch bạc nitrate. Các hạt nano bạc tạo ra trong dung dịch phản ứng được theo dõi bằng máy quang phổ UV-Vis và kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmmission electron microscopy - TEM) và đánh giá khả năng kháng lại vi khuẩn E.Coli và V.Parahaemolyticus. Kết quả cho thấy, hạt nano bạc được tổng hợp có kích thước từ 10 - 30nm với tác nhân khử là dịch chiết lá Dừa cạn, từ 5 - 20nm với tác nhân khử là dịch chiết hoa bồng bồng. Dung dịch nano bạc tạo thành có khả năng kháng cả E.Coli và V.Parahaemolyticus.