CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thuế

  • Duyệt theo:
71 Cơ sở lý thuyết, thực trạng và một số đề xuất hoàn thiện chế định hoàn thuế / Nguyễn Văn Tuyến, Trần Anh Tuấn // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr.46 – 49 .- 340

Trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn, vấn đề hoàn thuế đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là Nhà nước (chủ thể hoàn thuế) và tổ chức, cá nhân ( với tư cách là người được hoàn thuế). Trong bài viết, tác giả nghiên cứu cơ sở lý thuyết của chế định hoàn thuế, đưa ra các ý kiến đánh giá thực trạng chế định hoàn thuế trong pháp luật Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định hoàn thuế trong pháp luật Việt Nam hiện nay. Từ khoá:Cơ sở lý thuyết, hoàn thuế, hoàn thiện chế định hoàn thuế.

72 Chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút FDI tại Việt Nam / Nguyễn Ngọc Phong Lan // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 51(61) .- Tr. 3-12,27 .- 658.153

Phân tích chính sách ưu đãi thuế đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) minh chứng thực hiện tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng khoa học giúp chính phủ và các cơ quan lựa chọn các giải pháp nhằm đưa đất nước ngày càng phát triển.

73 Cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và một số đề xuất / Nguyễn Anh Tuấn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 729 .- Tr. 37 - 39 .- 658

Bài viết đánh giá những kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính của ngành thuế và đề xuất một số giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục cải cách hành chính thuế trong thời gian tới.

74 Hiện tượng trốn thuế và giải pháp hạn chế trốn thuế ở Việt Nam / Nguyễn Đăng Khoa // Tài chính .- 2020 .- Số 728 .- Tr. 58 - 60 .- 658

Bài viết trình bày những nét cơ bản về hiện tượng trốn thuế, biểu hiện của các hành vi trốn thế và đề xuất các biện pháp nhằm phòng, chống các hành vi gian lận thuế đang diễn ra tại Việt Nam.

75 Tác động của cam kết cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP đối với Việt Nam / Võ Lê Nam, Hà Thị Phương Trà // Luật học .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 63 – 72 .- 340

Trên cơ sở phân tích cam kết cắt giảm về thuế quan nhập khẩu trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, bài viết nhận định rằng, sự ảnh hưởng của việc mở cửa thị trường thương mại hàng hoá trong khuôn khổ CPTPP với kinh tế Việt Nam cũng như khả năng cạnh tranh của một số nhóm hàng sau khi giảm thuế, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực, bao gồm: may mặc, nông sản, thuỷ sản, sản phẩm điện, điện tử, khoáng sản và dầu khí là không đáng kể. Tuy vậy, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp vẫn gặp phải những thách nhất định khi triển khai CPTPP. Bài viết đưa ra một số đề xuất chính sách để Việt Nam có thể khai thác hiệu quả quy định về thuế quan nhập khẩu của Hiệp định trong thời gian tới.

76 Chống thất thu thuế xuất, nhập khẩu của một số quốc gia trên thế giới / Nguyễn Thị Tấm // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 703 .- Tr. 88 - 90 .- 658

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến khó lường, chịu tác động bởi các khu vực thương mại tự do, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung... để ứng phó với bối cảnh trên, nhiều nước đã có những điều chỉnh về hệ thống chính sách thuế, trong đó có chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Bài viết nghiên cứu thực trạng chống thất thu thuế xuất nhập khẩu của Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp và Malaysia...

77 Quản lý thuế thương mại điện tử: Thực trạng và giải pháp / Võ Thị Hảo // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 702 .- Tr. 68 - 71 .- 332.024

Bài viết đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử hiện nay và gợi mở một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh này.

78 Hợp tác quốc tế về thuế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế mới / Bùi Việt Hùng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 190 .- Tr. 18-21 .- 327

Đánh giá khái quát kết quả hoạt động hợp tác quốc tế về thuế của Việt Nam, phân tích những vấn đề đặt ra cho hoạt động hợp tác quốc tế về thuế trong điều kiện hội nhập quốc tế mới và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về thuế của Việt Nam.

79 Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế thương mại điện tử ở Việt Nam / Hoàng Mỹ Bình, Đặng Thị Dịu // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 701 .- Tr.24 - 26 .- 332.024

Thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ. Thực tế này đặt ra nhiều vấn đề đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là hoạt động quản lý thuế thương mại điện tử. Để quản lý tốt hoạt động này, cần có những chính sách và giải pháp mạnh mẽ để vừa thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, vừa đảm bảo công bằng, hiệu quả trong quản lý thu thuế.

80 Chống trốn và tránh thuế thu nhập doanh nghiệp: Nên sửa Nghị định 20/2017/NĐ-CP như thế nào? / Phạm Thế Anh, Nguyễn Hoàng Oanh, Nguyễn Đức Hùng // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 275 .- Tr. 2-9 .- 658

Thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp thông qua các kênh khác nhau kiến nghị Chính phủ (thông qua Bộ Tài chính) sửa đổi Nghị định 20/2017/NĐ-CP liên quan đến quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, cụ thể là Khoản 3 Điều 8 liên quan đến việc khống chế trần chi phí lãi vay được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Có nên sửa Nghị Định 20 hay không, và nếu sửa thì theo cách nào để chống được hành vi chuyển nợ tránh thuế nhưng đồng thời có thể đảm bảo được mục tiêu công bằng thuế và sự phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính quốc gia trong dài hạn. Phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng trần lãi vay được khấu trừ thuế nên được duy trì ở mức hiện tại, và thậm chí nên giảm dần trong tương lai. Tuy nhiên, một số điểm liên quan đến quy định này nên có những sửa đổi thích hợp để đảm bảo sự thuận lợi và công bằng cho các doanh nghiệp trong việc tuân thủ.