CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bệnh--Nhi khoa
1 Nhồi máu mạc nối lớn ở trẻ em: Báo cáo ca bệnh hiếm gặp / Phạm Văn Dương, Nguyễn Thị Diệu Thuý, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Hà, Trần Duy Mạnh, Lương Thị Liên, Ngô Thị Huyền Trang // .- 2023 .- Tập 172 - Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 322-326 .- 610
Nhồi máu mạc nối lớn là căn nguyên gây đau bụng hiếm gặp, được báo cáo khoảng 400 ca bệnh trong y văn. Trong đó, nhồi máu mạc nối lớn ở trẻ em chiếm khoảng 15% tổng số ca bệnh. Chúng tôi báo cáo hai ca bệnh, vào viện vì tình trạng đau bụng cấp tính. Khám thực thể chúng tôi ghi nhận trẻ có bụng chướng, ấn đau, không có phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc, trẻ không nôn, không sốt, đại tiện bình thường. Chúng tôi thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh theo hướng tiếp cận đau bụng cấp tính.
2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên chảy máu phế nang lan tỏa ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2018 đến 2023 / Nguyễn Thị Lê, Hoàng Thị Phương Thanh, Hoàng Thị Thu Hằng, Phan Tuấn Hưng // .- 2023 .- Tập 65 - Số 12 - Tháng 12 .- Tr. 10-14 .- 610
Chảy máu phế nang lan tỏa (Diffuse alveolar haemorrhage - DAH) là tình trạng bệnh nặng, hiếm gặp ở trẻ em. Do bệnh diễn biến kéo dài, biểu hiện lâm sàng kín đáo, triệu chứng không đặc hiệu, dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh nên DAH hay bị bỏ sót hoặc chẩn đoán muộn. Nghiên cứu này mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nhằm tìm ra dấu hiệu gợi ý chẩn đoán sớm cũng như xác định nguyên nhân DAH ở trẻ em.
3 Hiệu quả điều trị của phác đồ Antithymocyte Clobulin kết hợp Cyclosporin A trên bệnh nhi suy tủy xương / Nguyễn Thị Hương Mai // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 53-62 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ Antithymocyte Clobulin kết hợp Cyclosporin A trên bệnh nhi suy tủy xương. Suy tủy xương là tình trạng bệnh lý về số lượng tế bào gốc dẫn đến tủy xương mất khả năng sinh máu, giảm ba dòng máu ngoại vi và bệnh nhân phụ thuộc vào truyền các chế phẩm máu. Hai phương pháp điều trị suy tủy xương chưa rõ nguyên nhân được sử dụng nhiều nhất hiện nay là thuốc ức chế miễn dịch và ghép tế bào gôc đồng loại. Ghép tế bào gốc với người cho cùng huyết thống là lựa chọn hàng đầu điều trị, tuy nhiên đối với bệnh nhi không có người cho phù hợp thì liệu pháp ức chế miễn dịch cũng là một lựa chọn hiệu quả. Điều trị ức chế miễn dịch bằng Antithymocyte Clobulin (ATG) và Cyclosporin A (CSA) có tác dụng bảo tồn các tế bào máu với tỷ lệ đáp ứng từ 60-75%, tỉ lệ sống thêm kéo dài trên 5 năm là 80-90%.
4 Cải thiện tình trạng kháng insulin thông qua bổ sung dung dịch giàu carbohydrate trước phẫu thuật cho bệnh nhân thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Nguyễn Thị Thúy Hồng, Lường Hữu Bảy, Cao Việt Tùng, Lưu Thị Mỹ Thục // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 73-79 .- 610
Đánh giá hiệu quả bổ sung dung dịch carbohydrate cải thiện tình trạng kháng insulin cho bệnh nhân trước phẫu thuật vá thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Nhịn ăn trước phẫu thuật là thủ tục đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhằm tránh nguy cơ tử vong do trào ngược dịch dạ dày vào phổi khi gây mê. Tuy nhiên, việc nhịn ăn kéo dài trước phẫu thuật là nguyên nhân chính không chỉ gây khó chịu trước phẫu thuật mà còn dẫn đến tình trạng kháng insulin hậu phẫu và có khả năng tăng cường đáp ứng viêm sau phẫu thuật. Nhịn ăn trước phẫu thuật là thủ tục bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước gây mê và phẫu thuật. Bổ sung dung dịch carbohydrate trước phẫu thuật 2 giờ là việc làm cần thiết, đã được kiểm chứng về mức độ an toàn, góp phần giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng kháng insulin sau phẫu thuật.
5 Tỷ lệ taurodontism trong nhóm bệnh nhân mắc tạo xương bất toàn tại Bệnh viện Nhi Trung ương 2019-2021 / Nguyễn Thị Thu Hương, Tống Minh Sơn, Trần Vân Khánh, Vũ Chí Dũng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 78-87 .- 610
Nhằm xác định tỷ lệ taurodontism của nhóm răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất và răng hàm lớn vĩnh viễn thứ hai hàm dưới trẻ em và thanh thiếu niên bị bệnh tạo xương bất toàn (IO). Taurodontism là một đặc điểm bất thường về hình thái học của răng, được định nghĩa là sự mở rộng về phía chóp của buồng tủy, dẫn đến tỷ lệ chân răng ngắn và buồng tủy rộng. Taurodontism xuất hiện phổ biến ở nhóm bệnh nhân mắc tạo xương bất toàn, phổ biến là thể nhẹ hypotaurodontism. Biểu hiện của taurodontism có tính chất đối xứng hai bên cung hàm, không có liên quan đến giới hay sự xuất hiện của sinh ngà bất toàn.
6 Hào châm trong phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi viêm não sau giai đoạn cấp do vi rút herpes simplex và vi rút đường ruột / Phạm Ngọc Thủy, Đặng Minh Hằng, Nguyễn Văn Thắng // Y học thực hành .- 2017 .- Số 5 (1042) .- Tr. 43-45 .- 610
Đánh giá tác dụng của Hào châm trong phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi viêm não sau giai đoạn cấp do vi rút herpes simplex và vi rút đường ruột.
7 Đánh giá kết quả điều trị cấp cứu cắt cơn co giật ở trẻ em theo phác đồ APLS / Nguyễn Anh Tuấn, Trương Thị Mai Hồng, Lê Thanh Hải // Y học thực hành .- 2017 .- Số 1 (1031) .- Tr. 68-69 .- 610
Trình bày về kết quả điều trị cấp cứu cắt cơn co giật ở trẻ em theo phác đồ APLS tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương.
8 Đánh giá tác dụng phương pháp điện châm kết hợp thủy châm Methycobal phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi sau viêm não / Nguyễn Đức Minh, Đặng Vũ Phương Linh, Đặng Minh Điềm,… // Y học thực hành .- 2016 .- Số 8 (1019)/2016 .- Tr. 9 – 15 .- 610
Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động bằng phương pháp điện châm kết hợp với thủy châm Methycobal và theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm kết hợp với thủy châm Methycobal ở bệnh nhi sau viêm não.