CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quốc tế hóa

  • Duyệt theo:
1 Quốc tế hóa nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN / Khương Thanh Hà // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 48 – 56 .- 332

Nghiên cứu này phân tích tình hình và kết quả triển khai chiến lược quốc tế hóa Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc từ năm 2009 đến nay, trong đó tập trung vào các nội dung hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc triển khai các sáng kiến hợp tác tiền tệ với Trung Quốc. Kết quả rà soát cho thấy xu hướng phát triển chung các nước ASEAN đều thúc đẩy hợp tác tiền tệ với Trung Quốc, tuy nhiên, mức độ hợp tác tiền tệ của các quốc gia ASEAN với Trung Quốc khác nhau, phụ thuộc vào quy mô hợp tác và kết nối kinh tế và cân bằng chi phí - lợi ích của mỗi nước. Kinh nghiệm của các nước có những giá trị tham khảo nhất định cho Việt Nam trong việc xác định định hướng, cách thức và mức độ triển khai hợp tác tiền tệ với Trung Quốc.

2 Quốc tế hóa và hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Quách Dương Tử, Trần Thy Linh Giang,Nguyễn Thị Đoan Trang // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 301 .- Tr. 54-63 .- 658

Bài viết sử dụng mô hình Probit và Tobit để chỉ ra sự ảnh hưởng của mức độ quốc tế hóa đến khả năng tham gia thực hiện đầu tư đổi mới sáng tạo và mức độ đầu tư đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam qua các năm 2011, 2013 và 2015. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng, những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh ở phân vị 25%, đồng thời có tham gia hoạt động quốc tế hóa sẽ có tác động tích cực đối với khả năng và mức độ đầu tư đổi mới sáng tạo. Những doanh nghiệp chịu áp lực cạnh tranh lớn sẽ có khả năng đầu tư đổi mới sáng tạo nhiều hơn nhóm còn lại. Ngoài ra, tỷ lệ vay vốn và đón nhận hỗ trợ của Chính phủ cũng thúc đẩy doanh nghiệp tham gia cũng như gia tăng mức độ đầu tư đổi mới sáng tạo.

3 Quốc tế hóa tại các trường Đại học Nhật Bản trong kỷ nguyên Covid-19 / Yukiko Shimmi, Hiroshi Ota, Akinari Hoshino // .- 2022 .- Số 107 .- .- 378

Những trường Đại học Nhật Bản nhận tài trợ của chính phủ để quốc tế hóa đang phải đối mặt với những thách thức trong việc thực hiện những kế hoạch ban đầu trước sự bùng nổ Đại dịch. Bài viết tìm hiểu những phản ứng triển vọng và thách thức của nhứng trường Đại học Nhật Bản tham gia những dự án gần đây của chính phủ quốc tế hóa.

4 Cơ hội bị bỏ lỡ và tầm nhìn hạn chế và quốc tế hóa / Hans De Wit, Elspeth Jones // .- 2022 .- Số 109 .- Tr. 5-7 .- 378

Tuyên bố chung về hỗ trợ Giáo dục Quốc tế và dịch chuyển Học thuật, được tổ chức giáo dục quốc tế của 9 quốc gia phương Tây ban hành như kết quả Hội nghị Thượng đỉnh năm 2021. Tuyên bố không bao gồm quan điểm của những khu vức khác trên thế giới và thúc đẩy sự dịch chuyển vật lý cho ra những sáng kiến hoàn hảo hơn.

5 Kinh nghiệm quốc tế hóa giáo dục đại học của một số nước trên thế giới : bài học cho Việt Nam / // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 42-65 .- 371.1

Trong những năm gần đây, có rất nhiều xu hướng trong lĩnh vực giáo dục đại học được các nhà quản lý và nghiên cứu quan tâm – một trong số đó là quốc tế hóa. Điều này đòi hỏi phải có một sự hiểu biết sâu sắc về thuật ngữ này, cũng như những cách thức đa dạng và phức tạp của quốc tế hóa giáo dục đại học trong quá trình toàn cầu hóa. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra một cách nhìn tổng thể về quốc tế hóa trong giáo dục đại học và lợi ích của xu hướng này đối với các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn giới thiệu một vài bài học kinh nghiệm quốc tế hóa trong giáo dục đại học của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, cung cấp một số hàm ý cho các nhà quản trị nhằm mang lại cho các trường đại học những thay đổi tốt hơn để phát triển và hội nhập.

6 Cần thiết hơn bao giờ hết : quốc tế hóa giáo dục về y tế / Anette Wu, Geoffroy P.J.C Noel, Betty Leask, Lisa Unangst, Edward Choi, Hans De Wit // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 26-29 .- 370

Bài viết xem xét vấn đề dưới góc nhìn của Hoa Kỳ, chỉ ra những khác biệt giữa hai khái niệm đôi khi có điểm trùng lặp là sức khỏe toàn cầu và quốc tế hóa chương trình đào tạo ngành y tế, đồng thời đề xuất một cách tiếp cận liên ngành. Không kết hợp quốc tế hóa và giáo dục y khoa sẽ làm hạn chế hiểu biết của sinh viên ngành y về những vấn đề toàn cầu, xã hội, văn hóa, và đạo đức liên quan đến thực hành và nghiên cứu y học không chỉ trong thời gian đang dễn ra đại dịch còn xa hơn thế.

7 Quốc tế hóa trong nước : nắm bắt thời cơ / Madeleine Greene // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 29-34 .- 378

Một trong những câu hỏi chính trong những cuộc tranh luận đang diễn ra về hình thức của giáo dục Đại học sau Covid-19 là liệu đại dịch có cung cấp năng lượng mới và tư duy mới để quốc tế hóa trong nước hay không. Để Quốc tế hóa cất cánh sẽ cần nắm bắt thời điểm, tạo mới ngôn ngữ và ý thức mới về mục đích, cũng như cam kết và sự lãnh đạo ở nhiều cấp của tố chức.

8 Quốc tế hóa, chuyển đổi số và Covid-19 : góc nhìn của Đức / Dorothea Ruland // .- 2021 .- Số 106 .- Tr. 12-14 .- 378

Số hóa giáo dục Đại học vẫn là một vấn đề nghị sự cấp bách trong một thời gian khá dài và có lý do chính đáng. Giáo dục Đại học sẽ khác hẳn sau đại dịch Covid: thay đổi về kỹ thuật số không đơn thuần chỉ là tiến bộ công nghệ, mà là sự đổi mới về tổ chức và hệ thống điều đó ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của giáo dục Đại học và hệ thống giáo dục. Trường Đại học trong tương lai sẽ là trường Đại học quốc tế về mọi mặt, mặt vật lý cũng như ở trên mạng.

9 Đức : chính sách quốc tế hóa / Sude Peksen, Liudvika Leisyte // .- 2021 .- Số 106 .- Tr. 17-20 .- 370

Đức trở thành điểm đến du học hàng đầu nhờ cách tiếp cận quốc tế hóa lâu dài và cụ thể thông qua hợp tác và định hướng phi lợi nhuận: phương pháp tiếp cận quyền lực mềm điển hình. Vai trò của các bên trung gian, đặc biệt là DAAD, rất quan trọng trong phương diện này. Những biện pháp hỗ trợ đang thúc đẩy quốc tế hóa ở cấp bang và cấp liên bang. Trong khi đó, việc những bang miền nam gần đây áp dụng thu học phí cho thấy có ít nhiều khác biệt so với định hướng phi lợi nhuận truyền thống của Đức.

10 Quyền lực cấu trúc của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình / Trần Bảo Hoàng Bách, Đỗ Thị Thủy // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 3(122) .- Tr. 205-232 .- 327

Phân tích thực trạng quyền lực cấu trúc của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, từ đó đánh giá thành tựu và hạn chế của nó trong nền kinh tế chính trị Quốc tế hiện nay.