CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển du lịch

  • Duyệt theo:
1 Liên kết vùng trong phát triển du lịch tỉnh Lào Cai: Thực trạng và giải pháp / Hứa Tân Hưng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 280 .- Tr. 41-45 .- 910

Lào Cai là vùng đất giàu tiềm năng và có lợi thế để phát triển du lịch, tuy nhiên, các hoạt động du lịch ở đây vẫn mang tính chất đơn lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết trong phạm vi nội vùng và liên vùng. Và chưa có sự liên kết vùng chặt chẽ trong hoạt động du lịch. Do vậy, trong thời gian tới, để phát triển du lịch gắn với liên kết vùng là chìa khóa để các địa phương nói chung và Lào Cai nói riêng phát triển và triển khai đa dạng những hoạt động và sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, từ đó đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành và lĩnh vực khác phát triển. Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

2 Vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lào Cai / Hứa Tân Hưng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Tr. 73-76 .- 910

Trong thời gian qua, việc phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân địa phương, giúp phát triển kinh tế bền vững. Dựa trên nghiên cứu, phân tích tài liệu, bài viết đã làm rõ vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lào Cai trên các phương diện việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Lào Cai; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng; bảo tồn văn hoá truyền thống và bảo vệ môi trường; đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch cộng đồng; nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng; phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hoá và bảo vệ môi trường.

3 Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Bùi Thị Cẩm Tú // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 57-64 .- 910

Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu việc khai thác văn hóa ẩm thực để phát triển du lịch cũng như kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực của Hàn Quốc, bài viết đã rút ra những kinh nghiệm thực tiễn cho việc phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam trong thời gian tới.

4 Kinh nghiệm phát triển du lịch địa chất tại công viên địa chất Trung Quốc / Nguyễn Thị Hằng // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 65-72 .- 910

Khái quát về hệ thống các công viên địa chất ở Trung Quốc và kinh nghiệm phát triển du lịch địa chất tại một số công viên địa chất điển hình ở Trung Quốc. Từ đó, bài viết gợi mở một số kinh nghiệm về phát triển du lịch địa chất tại công viên địa chất trong một số lĩnh vực như: phân vùng bảo vệ trong công viên địa chất, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường sự tham gia của các chủ thể.

5 Phát triển du lịch cộng đồng của Trung Quốc: Thực trạng và những tác động chủ yếu / Lương Thị Thu Phương // .- 2024 .- Số 4 (272) - Tháng 4 .- Tr. 56-66 .- 910

Trình bày thực trạng và những tác động chủ yếu của phát triển du lịch cộng đồng của Trung Quốc. Trên cơ sở chĩ ra định hướng, phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của Trung Quốc. Bài viết sẽ bàn về các tác động tích cực và tiêu cực của hình thức phát triển du lịch này đối với phát triển kinh tế xã hội và môi trường.

6 Phát triển du lịch nông thôn tại Việt Nam hiện nay : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Yến, Trần Khánh Linh, Dương Thu Hương // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- .- 910

Bài viết phân ảnh thực trạng của du lịch nông thôn tại Việt Nam, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về cơ hội cũng nên các vấn đề cần giải quyết để phát triển bền vững loại hình du lịch này.

7 Phát triển du lịch cộng đồng ở Lào Cai / Nguyễn Thanh Trà // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- 138-140 .- 910

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, du lịch cộng đồng được coi là loại hình mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa, không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáocủa địa phương. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tác động cả tích cực và hạn chế đến phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững ở Lào Cai. Do vậy, nghiên cứu phân tích một số yếu tố tác động đến du lịch cộng đồng ở Lào Cai và đề xuất những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế du lịch ở Lào Cai trong thời gian tới.

8 Phát triển du lịch gắn với liên kết vùng ở tỉnh Quảng Bình / Nguyễn Thị Hương Liên // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 158-160 .- 910

Phát triển du lịch gắn với liên kết vùng là \chìa khóa vàng\ để các địa phương triển khai những sản phẩm du lịch độc đáo, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch, huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng. Quảng Bình thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ với nhiều lợi thế trong phát triển du lịch nhưng vẫn chưa thể phát huy hết những tiềm năng phát triển du lịch. Bài viết phân tích sự cần thiết của liên kết vùng trong phát triển du lịch, những thành công và hạn chế trong phát triển du lịch gắn với liên kết vùng từ đó, đề xuất một số giải pháp cho tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

9 Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc / Đoàn Thị Trang, Lưu Minh Ngọc, Lê Thị Kim Nhung // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 68-70 .- 330

Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm 07 tỉnh và thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm của sự giao lưu giữa vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung, giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Nam. Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc là cửa ngõ vào - ra của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, là nơi tập trung các tuyến đường, bến cảng hướng ra biển. Đặc biệt, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Đây là khu vực có những lợi thế, tiềm năng nổi trội để phát triển kinh tế du lịch.

10 Phát triển du lịch địa chất - giảm nghèo cho người dân một số địa phương tại Việt Nam / Nguyễn Lan Hoàng Thảo // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 37-39 .- 910

Du lịch địa chất là một bộ phận quan trọng của ngành du lịch đang nhận được sự quan tâm tích cực tại nhiều quốc gia trên thế giới, bởi lẽ phát triển du lịch địa chất mang lại lợi ích cho du khách, người dân địa phương, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương. Du lịch địa chất có điều kiện phát triển gắn với những đặc điểm địa chất tự nhiên, tại Việt Nam, loại hình du lịch này chủ yếu được phát triển tại các địa phương miền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Bài báo đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch địa chất góp phần giảm nghèo cho người dân tại một số địa phương tại Việt Nam.