CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thanh toán điện tử
21 Thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số / Phạm Xuân Hòe // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 13(526) .- Tr. 14-16 .- 332.12
Công nghệ số đã tạo ra những mô hình kinh doanh mới mà tiêu biểu trong những năm gần đây đó là mô hình " kinh nghiệm chia sẻ" - mô hình mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ dùng chung giữa các cá nhân, hoặc không phải trả tiền hoặc trả kinh phí với tính chất điển hình là thông qua các công cụ Intrernet. Để vận hành mô hình kinh tế chia sẻ thì phương thức thanh toán điện tử sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực nhằm thực hiện việc thanh toán dịch vụ giữa người mua và người bán.
22 Hoạt động thanh toán điện tử tại ngân hàng thương mại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Thị Thu Đông // Ngân hàng .- 2019 .- Số 10 tháng 5 .- Tr. 25-28 .- 332.12
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thanh toán điện tử tại ngân hàng thương mại; một số kết quả từ ứng dụng công nghệ trong hoạt động TTĐT tại NHTM; thách thức đối với NHTM phát triển TT ĐT từ CMCN 4.0; một số đề xuất nhằm phát triển hoạt động TT ĐT tại NHTM trong CMCN 4.0.
23 Phát triển hệ sinh thái thanh toán trực tuyến ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Thị Ngọc Tú // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 690 tháng 10 .- Tr. 20-23 .- 332.15
Phân tích những yếu tố thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thanh toán trực tuyến ở Trung Quốc, gợi mở một số chính sách phát triển hệ sinh thái thanh toán trực tuyến cho Việt Nam thời gian tới.
24 Giải pháp quản lý thuế đối với thanh toán điện tử, thanh toán di động / Nguyễn Quang Tiến // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 690 tháng 10 .- Tr. 11-13 .- 332.15
Trình bày xu hướng phát triển thanh toán di động/ thanh toán điện tử; thực trạng quản lý thuế đối với thanh toán điện tử; một số khó khăn, thách thức đặt ra; nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với thanh toán di động/ thanh toán điện tử.
25 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho thanh toán quan điện thoại di động tại Việt Nam / Vũ Thanh Toán // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 690 tháng 10 .- Tr. 14-16 .- 332.15
Trình bày tình hình thanh toán qua điện thoại di động tại Việt Nam; Cơ chế, chính sách phát triển thanh toán qua điện thoại di động tại Việt Nam; Vấn đề đặt ra trong phát triển thanh toán qua điện thoại di động tại VN.
26 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về thanh toán di động / Vũ Thị Minh Thu // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 690 tháng 10 .- Tr. 17-19 .- 332.15
Đánh giá tổng quan về các quy định hiện hành đối với thanh toán di động, phân tích một số bất cập trong công tác quản lý hoạt động thanh toán di động, khuyến nghị giải pháp điều hành tại Việt Nam.
27 Phổ cập tài chính từ phương diện thanh toán ở Việt Nam giai đoạn 2017-2020 / ThS. Nghiêm Thanh Sơn // Tài chính - Kỳ 1 .- 2017 .- Số 12 tháng 6 .- Tr. 2-9 .- 332.1
Tài khoản giao dịch - nền tảng cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử; Các nguyên ắc hướng dẫn tăng cường tiếp cận và sử dụng tài khoản giao dịch - thực trạng tại Việt Nam; Một số giải pháp phát triển thanh toán nhằm thúc đẩy phổ cập tài chính tại VN giai đoạn 2017-2020.
28 Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới lĩnh vực tài chính - ngân hàng / TS. Nguyễn Thị Hiền, ThS. Đỗ Thị Bích Hồng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2017 .- Số 658 tháng 6 .- Tr. 14-17 .- 332.1
Trình bày những đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những tác động chính của nó đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Trên cơ sở nhận diện những thách thức mà lĩnh vực tài chính, ngân hàng phải đối mặt, bài viết đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho ngành Tài chính, Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung để có thể hội nhập và chủ động ứng phó thành công với những xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
29 Nhận thức rủi ro trong sự chấp nhận thanh toán qua mạng xã hội / Nguyễn Thị Thùy Vân, Nguyễn Duy Thanh // Phát triển kinh tế .- 2016 .- Số 12 tháng 12 .- Tr. 66-81 .- 382.17
Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, nên việc kết hợp mạng xã hội với các dịch vụ ngân hàng là một nhu cầu tất yếu. Nghiên cứu này xem xét nhận thức rủi ro trong sự chấp nhận thanh toán qua mạng xã hội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố kì vọng hiệu quả, kì vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, sự tin tưởng, và nhận thức rủi ro có ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán qua mạng xã hội. Kết quả này không những mở rộng mô hình thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) mà còn đề xuất các giải pháp để phát triển thanh toán qua mạng xã hội ở VN.
30 Những bất cập của các quy định pháp luật về ví điện tử / Trần Thanh Bình // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 3 (97) .- Tr. 67 – 72 .- 658.004678
Phân tích và đánh giá các vấn đề về pháp lý liên quan đến ví điện tử được quy định tại thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, từ đó nêu ra những bất cập của các quy định pháp luật về ví điện tử.