CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thanh toán điện tử
1 Tiền kỹ thuật sô của một số nước châu Á và hàm ý cho Việt Nam / Hoàng Nguyên Khai // .- 2024 .- Số 273 - Tháng 01 .- Tr. 87-95 .- 330
Tổng quan về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương quốc gia phát hành. Nghiên cứu về sự phát triển tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương tại một số nước châu Á và hàm ý cho Việt Nam.
2 Bảo mật an toàn trong thanh toán trên môi trường số : một số kinh nghiệm và các khuyến nghị / Đỗ Hoài Linh, Lê Quỳnh Anh, Nguyễn Minh Hòa // .- 2024 .- Sô 02 (629) .- Tr. 42 - 49 .- 332
Bài viết tập trung nghiên cứu về bảo mật an toàn trong thanh toán trên môi trường số tại Việt Nam trên các khía cạnh: Khái quát về thanh toán trên môi trường số và các vấn đề bảo mật của thanh toán trên môi trường số; kinh nghiệm quốc tế về nâng cao bảo mật trong thanh toán trên môi trường số; môi trường số tại Việt Nam - các mối đe dọa về bảo mật, các trường hợp vi phạm an toàn thanh toán số cùng với các giải pháp hiện thời của Chính phủ và ngành Ngân hàng. Dựa trên các phân tích, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách để tăng cường bảo mật an toàn trong thanh toán trên môi trường số tại Việt Nam.
3 Thực trạng thanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam / Hồ Xuân Việt, Nguyễn Thị Tố Quyên // .- 2023 .- Số 10 (545) - Tháng 10 .- Tr. 71-82 .- 332.04
Trên cơ sở tổng quan thực trạng dịch vụ thanh toán vi điện tử tại Việt Nam trong giai pháp phát triển dịch vụ vi điện tử thời gian tới như: cần đẩy mạnh việc hoàn thiện những quy định pháp luật liên quan đến vi điện tử, tiền điện tử; xây dựng hạn mức giao dịch qua ví điện tử phù hợp với thị trường Việt Nam... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh vi điện tử cần đầu tư mạnh hơn nữa vào công nghệ bảo mật thông tin, gia tăng trải nghiệm của khách hàng.
4 Tình hình phát triển thanh toán điện tử ở Hàn Quốc / Nguyễn Ngọc Mai // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 7-9 .- 332
Bài viết nêu một số khái niệm cơ bản về thanh toán điện tử của Hàn Quốc, Việt Nam và học giả quốc tế cũng như đưa ra các chính sách hỗ trợ cho phương thức thanh toán này của chính phủ Hàn Quốc. Tiếp theo đó, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển thanh toán điện tử của Hàn Quốc trên các khía cạnh như: sự phát triển số lượng giao dịch của các hình thức của thanh toán điện tử qua các năm, sự gia tăng của thanh toán tiện lợi và chuyển tiền tiện lợi, độ tuổi và thu nhập người sử dụng dịch vụ này, nhóm sản phẩm sử dụng nhiều dịch vụ thanh toán điện tử. Sau đó, người viết đi đưa ra một vài biện pháp để khắc phục hạn chế và phát triển hình thức thanh toán này hơn nữa trong tương lai.
5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán điện tử của người tiêu dùng trung niên tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng // .- 2023 .- Tập 65 - Số 10 - Tháng 10 .- Tr. 16-23 .- 658
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp định lượng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Bằng việc khảo sát 295 người tiêu dùng trung niên đang làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và trong một số cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu đã cho thấy có 3 nhóm nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thanh toán điện tử của người tiêu dùng trung niên gồm: niềm tin của người tiêu dùng, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi.
6 Đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số / Lê Xuân Hương // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 59-61 .- 332.04
Đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số là vấn đề hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi vấn đề an ninh mạng, bảo mật đang trở thành thách thức to lớn đối với lĩnh vực ngân hàng. Bài viết đánh giá về thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số.
7 Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong cách mạng công nghiệp 4.0 : cơ hội và thách thức với hệ thống ngân hàng / Nguyễn Minh Trí // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 35 - 39 .- 332
Ngành Ngân hàng nói chung cũng như lĩnh vực thanh toán nói riêng đã và đang chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0 cùng với sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (Fintech) đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động thanh toán tại hệ thống ngân hàng của nước ta. Bài viết điểm lại những cơ hội và thách thức chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
8 Phát triển thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng số ở Việt Nam hiện nay / Phạm Công Quân // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 28 - 34 .- 332
Bài viết khái quát chủ trương, chính sách của Chính phủ Việt Nam về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, kết quả triển khai công nghệ ngân hàng số trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán điện tử tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đưa ra một số đánh giá. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm phát triển công nghệ ngân hàng số ở Việt Nam hiện nay.
9 Phát triển ngân hàng số thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam / Nguyễn Thị Lan Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 97-99 .- 332.12
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng thực chất là phát triển công nghệ ngân hàng số tại tất cả các ngân hàng thương mại, định chế tài chính phi ngân hàng và các loại hình tổ chức tín dụng khác. Công nghệ số thúc đẩy phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng của thanh toán điện tử, thanh toán trên các thiết bị di động, thúc đẩy các hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ và thanh toán trên mạng Internet của cá nhân, giao dịch điện tử của doanh nghiệp. Thực tế này thấy rất rõ trong những năm qua, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
10 Ứng dụng công nghệ tài chính trong thanh toán tại Việt Nam / Đào Mỹ Hằng, Phan Thị Hoàng Yến, Trần Hải Yến // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 8 .- Tr. 13 - 21 .- 658
Hoạt động ứng dụng công nghệ tài chính vào thanh toán tại Việt Nam đã có những thành tựu nhất định. Số lượng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ứng dụng công nghệ tài chính tăng nhanh chóng với các sản phẩm thanh toán hiện đại, tiện ích như ví điện tử, tiền di động, thanh toán không tiếp xúc,... Với những ưu việt của các sản phẩm thanh toán này đã thu hút được sự quan tâm được khách hàng, thể hiện qua số lượng và giá trị giao dịch tăng trưởng ngoạn mục. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng đó, vẫn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động này. Bài viết đề xuất một số giải pháp để góp phần thúc đẩy ứng dụng công nghệ tài chính trong thanh toán tại Việt Nam.