CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bệnh--Thận
1 Dấu ấn sinh học mới trong phát hiện sớm biến chứng thận do đái tháo đường / Hồ Thị Bảo Châu // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 32-42 .- 610
Gánh nặng toàn cầu về bệnh thận đái tháo đường ngày càng gia tăng và đây vẫn là nguyên nhân chính gây ra bệnh thận giai đoạn cuối. Mặc dù, có những tiến bộ lớn trong điều trị bệnh thận và đái tháo đường, các công cụ chẩn đoán lâm sàng cổ điển trong bệnh thận đái tháo đường vẫn chưa đầy đủ và toàn diện. Microalbumin niệu là dấu hiệu sớm của bệnh thận đái tháo đường và được sử dụng như một xét nghiệm thường quy trong sàng lọc, nhưng tổn thương thận vẫn có thể xảy ra ngay cả khi không có sự xuất hiện của microalbumin niệu. Các hạn chế về giá trị chẩn đoán và tiên lượng của microalbumin niệu chứng tỏ sự cần thiết của các dấu ấn sinh học mới có thể thay thế và có ý nghĩa lâm sàng, cho phép điều trị bệnh đái tháo đường có mục tiêu và hiệu quả hơn, nhằm giảm gánh nặng của bệnh thận do đái tháo đường. Do đó, tổng quan này tập trung vào các dấu ấn sinh học giúp phát hiện sớm, đặc biệt với hy vọng mở rộng cửa sổ chẩn đoán để xác định bệnh nhân ở các giai đoạn tiến triển bệnh thận do đái tháo đường khác nhau.
2 Phẫu thuật nội soi cắt thận do ung thư biểu mô tế bào thận kích thước lớn trên 10cm (T3a): Ca lâm sàng và điểm lại y văn / Trần Quế Sơn, Nguyễn Toàn Thắng, Trần Hiếu Học, Trần Thu Hương, Đỗ Quốc Việt, Đỗ Trung Kiên // .- 2024 .- Tập 176 - Số 03 - Tháng 5 .- Tr. 258-266 .- 610
Với kỹ năng của bác sĩ phẫu thuật ngày càng tốt, sử dụng phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt thận triệt căn các khối u thận lớn và tiến triển cục bộ (T3a) đang được ưa thích trong thực hành. Có rất ít nghiên cứu báo cáo kết quả phẫu thuật ở những nhóm người bệnh như vậy. Mục đích của thông báo là trình bày kỹ thuật mổ và bàn luận một số vấn đề liên quan đến mổ nội soi ở bệnh nhân có khối u thận lớn. Bệnh nhân nữ 43 tuổi, đi khám vì đau tức và sờ thấy khối ở mạng sườn trái.
3 Nhồi máu thận có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em / Mai Thành Công, Phạm Thị Hồng Khánh, Hà Thị Liễu, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Tống Hải Yến, Nguyễn Thành Nam // .- 2024 .- Tập 175 - Số 02 - Tháng 3 .- Tr. 96-101 .- 610
Báo cáo một trường hợp trẻ nam, 15 tuổi nhập viện với biểu hiện đau bụng, sốt và viêm khớp. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ổ bụng có hình ảnh nhồi máu thận hai bên. Các xét nghiệm tìm nguyên nhân nhồi máu thận cho thấy trẻ đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán SLE với kháng thể kháng phospholipid dương tính. Tình trạng bệnh cải thiện tốt với điều trị thuốc chống đông, corticosteroid kết hợp với hydroxychloroquine. Nhồi máu thận có thể là biểu hiện ban đầu của lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em, cần tiếp cận chẩn đoán toàn diện các nguyên nhân gây huyết khối thận để điều trị phù hợp.
4 Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản / Trần Quốc Hòa, Phạm Văn Mạnh, Vũ Đức Tuân // .- 2023 .- Tập 171 - Số 10 - Tháng 11 .- Tr. 133-141 .- 610
Nghiên cứu được thực hiện trên 41 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi (PTNS) sau phúc mạc tạo hình khúc nối bể thận niệu quản (BT - NQ) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2018 - 2023.
5 Kết quả phẫu thuật nội soi cắt u bảo tồn thận tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Hoàng Long, Trần Quốc Hoà, Trần Trung Thành // .- 2023 .- Tập 171 - Số 10 - Tháng 11 .- Tr. 265-271 .- 610
Phần lớn các bệnh nhân được phẫu thuật cắt u bảo tồn thận tại khoa Ngoại Tiết niệu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đều được lựa chọn qua đường nội soi có hoặc không hỗ trợ của cánh tay robot. Nghiên cứu hồi cứu mô tả được tiến hành ở các bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt u bảo tồn thận tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2020 đến tháng 9/2023.
6 Một số biến cố bất lợi ở bệnh nhân có bệnh tự miễn được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân / Nguyễn Thị Duyên, Mai Văn Viện, Nguyễn Thị Minh Phương, Lê Thị Thu Nga, Nguyễn Thanh Bình // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 165(Số 4) .- Tr. 170-178 .- 610
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 8 bệnh nhân bệnh tự miễn được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 nhằm mục tiêu đánh giá các biến cố bất lợi sau ghép. Các biến cố bất lợi được xác định theo hướng dẫn CTCAE 5.0 năm 2017.
7 Phân tích di truyền liên kết phát hiện người mang gen đột biến PKD1 gây bệnh thận đa nang / Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Văn Phong, Trần Văn Khoa, Triệu Tiến Sang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Tập 65(số 5) .- Tr. 01-05 .- 610
Bệnh thận đa nang (Polycystic kidney disease - PKD) là một rối loạn di truyền, đặc trưng bởi sự hình thành và phát triển của nhiều u nang trong thận, kèm theo tăng dần kích thước của cả 2 thận gây suy giảm chức năng và tiến triển dẫn đến suy thận. Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán đột biến gen PKD1 còn hạn chế và gặp khó khăn ngay từ khâu khuếch đại vùng gen đột biến bởi kích thước gen PKD1 lớn, có nhiều vị trí đột biến gen và có đến 6 vùng cấu trúc gen giả có độ tương đồng cao (97,7%) với trình tự từ 5’UTR cho đến exon 32 [3, 4]. Do đó, việc xây dựng phương pháp chẩn đoán mới có thể khắc phục những hạn chế của phương pháp truyền thống, với độ chính xác cao và ứng dụng rộng rãi cho nhiều loại đột biến là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Hoàn thiện kỹ thuật phân tích di truyền liên kết phát hiện người mang gen đột biến PKD1 gây PKD.
8 Kết quả ghép thận và xử trí các biến chứng sớm sau ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên / Lê Thị Hương Lan, Trần Ngọc Tuấn // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Tập 65(số 5) .- Tr. 20-24 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, khảo sát các biến chứng ngay sau ghép và kết quả xử trí các biến chứng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát mô tả, chọn mẫu toàn bộ trên 29 bệnh nhân (BN) được ghép thận đủ tiêu chuẩn lựa chọn, có chỉ định ghép thận.
9 Tình trạng nhiễm virus BK ở bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Bạch Mai / Nguyễn Anh Thư, Đỗ Gia Tuyền, Mai Thị Hiền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 180-189 .- 610
Virus BK và bệnh thận liên quan đến BK virus là một trong các nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng thận trên bệnh nhân ghép thận. Tuy nhiên, trên lâm sàng việc theo dõi và phát hiện tình trạng nhiễm BK virus còn nhiều khó khăn. Nghiên cứu có mục tiêu mô tả đặc điểm trên lâm sàng của tình trạng nhiễm BK virus của bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2022, và đánh giá một số yếu tố liên quan, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứu thông tin. Trong số 81 bệnh nhân nghiên cứu, có 31 bệnh nhân có tình trạng nhiễm BK virus (38,3%). Trong đó, có 20 bệnh nhân nhiễm BK virus niệu đơn thuần (24,7%) và 11 bệnh nhân nhiễm BK virus máu (14,6%). Có 4 (trên tổng 28) bệnh nhân có kết quả sinh thiết thận là bệnh thận BK virus. Tình trạng nhiễm BK virus có liên quan đến việc sử dụng Tacrolimus liều trên 7 ng/ml, mức lọc cầu thận thấp và tình trạng mất chức năng thận ghép của bệnh nhân nghiên cứu.
10 Bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp lọc máu liên tục tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương / Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Đào Thị Hiền, Phạm Thảo Nguyên, Lê Thị Hà, Nguyễn Thúy Hà // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 189-195 .- 610
Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiệu quả của phương pháp lọc máu liên tục tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020. Có 21 trẻ sơ sinh được lựa chọn vào nghiên cứu.