CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chi phí--Đào tạo
1 Chi phí đào tạo : góc nhìn từ cơ sở giáo dục đại học / Phạm Thị Minh Tuệ // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 6(225) .- Tr. 34-37 .- 657
Bài viết đề cập đến những vấn đề về chi phí đào tạo đại học, đứng trên góc độ của cơ sở giáo dục đại học, bao gồm các nội dung về khái niệm, phân loại chi phí đào tạo, ý nghĩa của chi phí đào tạo, các nhân tố ảnh hưởng và một số đề xuất xác định chi phí đào tạo đơn vị.
2 Đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí đào tạo ở các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính / Nguyễn Thị Đào // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 6(225) .- Tr. 148-158 .- 332.1
Trên cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý giải pháp, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin CPĐT ở các trường ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
3 Đa dạng hóa nguồn thu tài chính của cơ sở giáo dục đại học công lập: Kinh nghiệm Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam / Mai Ngọc Anh // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 294 .- Tr. 74-83 .- 332.1
Bài viết này nghiên cứu các nguồn hình thành nên tổng thu tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Trung Quốc hiện nay. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa gia tăng nguồn thu với sự biến đổi vị thế giáo dục đại học của Trung Quốc trên bảng xếp hạng quốc tế, góp phần đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Nghiên cứu cũng chỉ những vấn đề phát sinh từ thực hiện đa dạng hóa nguồn tài chính ở các cơ sở giáo dục đại học của Trung Quốc, từ phân bổ nguồn ngân sách không đồng đều giữa các cơ sở giáo dục đại học đến bất bình đẳng về học phí giữa các nhóm sinh viên. Một số khuyến nghị về học phí, tài trợ thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu, đa dạng hoá nguồn thu dịch vụ đối với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được nêu ra dựa trên bài học kinh nghiệm của Trung Quốc.
4 Bàn về xác định giá phí đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong điều kiện tự chủ / Chúc Anh Tú // Kế toán & Kiểm toán .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 19-22 .- 657
Xác định giá phí dịch vụ đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong điều kiện tự chủ đã và đang là vấn đề được quan tâm trong điều kiện hiện nay. Bài viết nêu cách thức tiếp cận nhằm tăng cường vai trò của kế toán quản trị trong việc nhận diện, ghi nhận chi phí và tính giá phí dịch vụ đào tạo.
5 Đánh giá mức độ hợp lý của học phí đại học công lập thí điểm / Phạm Xuân Hoan // Kinh tế và Phát triển .- 2014 .- Số 210 tháng 12 .- Tr. 73-80 .- 332.1
Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư cho học đại học đối với cá nhân người học tại Việt Nam, với giả thiết học phí sẽ được tăng gấp 3 lần so với Khung học phí quy định tại 49/2010/NĐ-CP ngày 15/5/2010 của Chính phủ (Chính phủ, 2010), như đề xuất tại tờ trình số 18/TTr-BGDĐT ngày 14/1/2014 gửi Thủ tướng Chính phủ. Nghiên cứu kết luận, dù tăng gấp 3 lần, học phí chưa bất hợp lý so với mặt bằng chung về giá cả của xã hội. Quan trọng hơn, đầu tư cho học đại học vẫn có hiệu quả cao về mặt tài chính đối với cá nhân người học, tương đương với việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng theo phương thức lãi nhập gốc, với lãi suất thực dương 2,65%/năm.