CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ẩn dụ
21 Ẩn dụ cấu trúc “con người là vật dụng nhà bếp” trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt / Nguyễn Đình Việt // Khoa học (Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 17 (4) .- Tr. 575-583 .- 400
Vận dụng lý thuyết về ẩn dụ dụ cấu trúc của ngôn ngữ học tri nhận để đi sâu khám phá ẩn dụ con người là vật dụng nhà bếp trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt.
22 Mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm của kết cấu “X + từ chỉ bộ phận cơ thể người” trong tiếng Anh / Trần Trung Hiếu // Khoa học (Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 17 (4) .- Tr. 692-704 .- 400
Phân tích các mô hình ẩn dụ ý niệm trong kết cấu “X+ từ chỉ bộ phận cơ thể người” trong tiếng Anh. Phân tích các ánh xạ ý niệm và cơ sở tri nhận của chúng, cũng như cách thức mà các kết cấu “X+ từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh nói riêng người Anh – Mĩ nói chung, đồng thời đặt ra một giả thuyết về mô hình của tư duy và văn hóa Anh – Mĩ.
23 Bước đầu tìm hiểu ẩn dụ ngữ âm trong tiếng Hán / Phan Thị Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 8(301) .- Tr. 55-58 .- 400
Giới thiệu và phân tích các hình thức ẩn dụ ngữ âm tiêu biểu và phổ biến nhất trong tiếng Hán để thấy được một đặc trưng quan trọng của tiếng Hán đó là hiện tượng đồng âm. Đây cũng là căn nguyên hình thành ẩn dụ ngữ âm rất phổ biến trong ngôn ngữ này.
24 Ẩn dụ ý niệm chỉ địa điểm và thời gian trong diễn văn chống phân biệt chủng tộc của Martin Luther King, JR / Trần Thị Ánh Tuyết // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 4(296) .- Tr. 75-81 .- 400
Khảo sát và phân tích ẩn dụ ý niệm sử dụng các diễn đạt chỉ địa diểm và thời gian trong những diễn văn kiêu gọi chống phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ của nhà hoạt động dân quyền Martin Lther King, Jr.
25 Sự phát triển nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Hán và tiếng Việt / Phạm Ngọc Hàm, Hoàng Thị Thu Trang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 4(296) .- Tr. 49-53 .- 400
Thông qua phân tích sự phát triển nghĩa của từ đầu với tư cách là một từ chỉ bộ phận cơ thể nhằm chứng minh cho vai trò cũng như sự giống và khác nhau của ẩn dụ, hoán dụ trong quá trình phát triển nghĩa của từ trong tiếng Hán và tiếng Việt.
26 Danh hóa và ẩn dụ ngữ pháp từ góc nhìn ứng dụng ngôn ngữ / Phan Văn Hòa, Giả Thị Tuyết Nhung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 1(293) .- Tr. 5-14 .- 400
Phân tích và làm rõ các quá trình danh hóa của các lớp từ vựng, các chức năng của danh hóa. Qua đó tìm hiểu danh hóa với tư cách là mặt biểu hiện của các loại ẩn dụ ngữ pháp.
27 Ẩn dụ bổ sung trong thơ mạng đương đại Việt Nam (Qua một số bài thơ của Vi Thuỳ Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Thiên Ngân) / Bùi Thị Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 9 (289) .- Tr. 90 - 98 .- 400
Bài viết chỉ ra những đặc điểm về ẩn dụ bổ sung trong thơ mạng đương đại Việt Nam qua một số tác phẩm của ab nhà thơ Vi Thuỳ Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Thiên Ngân.
28 Đặc trưng văn hoá dân tộc qua phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ của tên gọi trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh / Bùi Thị Oanh // .- 2018 .- Số 12 (280) .- Tr. 82 - 89 .- 400
Bài viết chỉ ra đặc trưng văn hoá dân tộc thể hiện qua các phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ của tên gọi trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh. Quá trình so sánh và đối chiếu những cơ chế nổi bật nhất của hai phương thức này cho thấy các dân tộc khác nhau sẽ có những tư duy liên tưởng không giống nhau. Sự liên tưởng trong quá trình chuyển nghĩa bị quy định bởi các điều kiện địa lý, lịch sử, văn hoá và tâm lí cụ thể của mỗi dân tộc. Điều đó khiến cho các phương thức chuyển nghĩa có những cơ chế chuyển nghĩa riêng rất đa dạng, mang tính phổ biến và tính đặc thù dân tộc.
29 Về khái niệm “ẩn dụ ngữ âm” / Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Lê Yến Phượng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 30 - 36 .- 400
Thử tìm hiểu về khái niệm ẩn dụ ngữ âm, cơ chế hoạt động và nêu ra các hình thức cơ bản của ẩn dụ ngữ âm nhằm làm cơ sở nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ẩn dụ ngữ âm trong Việt ngữ sau này.
30 Về hiện tượng suy luận hình tượng hóa trong cơ chế hình thành ẩn dụ ý niệm / Nguyễn Lai // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 4 (347) .- Tr. 3 - 13 .- 400
Làm sáng tỏ các vấn đề về: Vì sao khái niệm là hạt nhân của ẩn dụ ý niệm chỉ có thể là khái niệm trừu tượng; Vì sao tại đây điều kiện tiên quyết đặt ra cho sự hình thành ẩn dụ ý niệm phải là “ cung cấp các suy luận hình tượng hóa cho khái niệm trừu tượng” theo cách đặt vấn đề của Lakoff.