CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Dầm

  • Duyệt theo:
1 Dự báo độ võng dài hạn của dầm bê tông cốt thép bằng mô hình học máy tối ưu hóa Jellyfish Search / Phạm Công Phương, Trương Đình Nhật, Nguyễn Hữu Anh Tuấn, Lê Thị Thùy Linh // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 112-117 .- 690

Nghiên cứu này tập trung vào phát triển một mô hình học máy sử dụng thuật toán tối ưu hóa Jellyfish Search để dự báo độ võng dài hạn của dầm bê tông cốt thép. Dựa trên bộ dữ liệu của nghiên cứu đã công bố, các mô hình học máy được xây dựng và đánh giá (bao gồm mô hình đơn và mô hình hỗn hợp) để chọn ra mô hình có độ chính xác cao nhất. Thuật toán tối ưu hóa Jellyfish Search được sử dụng để tối ưu hóa các tham số của mô hình được chọn.

2 Ảnh hưởng của tỉ lệ độ cứng dọc trục cốt FRP đến ứng xử uốn của dầm bê tông đặt cốt lai FRP/thép / Nguyễn Đức Sỹ, Bùi Văn Tuyên // .- 2024 .- Tháng 07 .- Tr. 96-100 .- 690

Trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tỉ lệ độ cứng dọc trục của cốt thanh polyme cốt sợi (FRP) đến mômen gây chảy cốt thép và khả năng chịu lực trên tiết diện thẳng góc của dầm bê tông đặt cốt lai FRP/thép. Để mô phỏng ứng xử của dầm, tác giả đã xây dựng mô hình dầm đặt cốt lai kết hợp từ các thanh cốt sợi thuỷ tinh và thanh cốt thép trên phần mềm Lira Sapr.

3 Nghiên cứu nội lực và chuyển vị của dầm bằng phương pháp sai phân hữu hạn / Đoàn Văn Duẩn // .- 2024 .- Tháng 07 .- Tr. 119-123 .- 690

Giới thiệu những nội dung cơ bản của phương pháp sai phân hữu hạn và cách vận dụng nó để giải các bài toán thông qua các bài toán dầm cụ thể.

4 Độ cứng hữu hiệu của dầm nối cao trong kết cấu lõi nhà cao tầng / Phạm Nguyễn Linh Khánh // .- 2024 .- Tháng 08 .- Tr. 90-93 .- 690

Bài báo tập trung vào độ cứng hữu hiệu của dầm nối cao trong kết cấu lõi nhà cao tầng với tỉ số số l/d nhỏ hơn hoặc bằng 2. Dữ liệu thí nghiệm gồm 48 mẫu thí nghiệm được báo cáo trong nghiên cứu trước liên quan đến các mẫu dầm nối cao bê tông cốt thép với l/d ≤ 2 được tập hợp trong nghiên cứu này. Các phương pháp tính độ cứng hữu hiệu hiện hành như ACI 318, ASCE 41, NZS 3101, Paulay và Priestley, Vu et al. được trình bày. Kết quả so sánh với kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình đề xuất của Vu et al. cho kết quả độ cứng hữu hiệu của dầm nối cao bê tông cốt thép với độ tin cậy cao.

5 Thực nghiệm nhận dạng tỉ số cản của kết cấu dầm thép bằng phương pháp phân tách miền tần số (FDD) / Trần Trung Đức // .- 2024 .- Số 673 - Tháng 6 .- Tr. 120-123 .- 690

Trình bày phương pháp lý thuyết và thử nghiệm nhận dạng tỉ số cản của kết cấu dầm thép bằng phương pháp phân tách miền tần số (FDD). Phương pháp này thuộc nhóm các phương pháp phân tích Model hoạt động, chỉ sử dụng dữ liệu đo phản ứng của kết cấu để xác định các đặc trưng động lực học của kết cấu (Tần số dao động riêng, dạng dao động riêng, tỉ số cản).

6 Đánh giá độ tin cậy trong ứng xử của dầm bê tông cốt thép chịu uốn / Ngô Quốc Thanh, Phạm Duy Quân, Đào Đình Nhân // .- 2024 .- Số 673 - Tháng 6 .- Tr. 227-232 .- 690

Đánh giá độ tin cậy bằng phương pháp Monte Carlo kết hợp phân tích phi tuyến cho ra độ tin cậy nhỏ nhất so với các phương pháp còn lại. Kết quả phân tích và xây dựng phân phối xác suất chuyển vị lớn nhất của dầm khảo sát thì hệ số biến động về chuyển vị khá bé, bằng 7,1%.

7 Phân tích dao động phi tuyến của dầm composite micro được gia cường bởi ống carbon nano với lớp áp điện trong môi trường nhiệt độ / Đồng Thị Thanh Hường // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 10-18 .- 690

Phân tích dao động phi tuyến của dầm micro FGCNTRC với các lớp áp điện trong môi trường nhiệt độ lần đầu tiên trong khuôn khổ của EBT và NSGT.

8 Ảnh hưởng của lực di động đến đáp ứng động dầm xốp sandwich liên tục có cơ tính biến thiên / Bùi Thị Mai Hương // .- 2024 .- Quý 1 .- Tr. 10-16 .- 690

Phân tích dao động của dầm xốp sandwich liên tục có cơ tính biến thiên chịu tác dụng của hai lực di động. Dầm được cấu tạo bởi ba lớp vật liệu: lớp đáy và lớp trên cùng là vật liệu cơ tính biến thiên xốp (p-FGM), lớp lõi dầm bằng vật liệu gốm.

9 Đề xuất phương pháp tính toán khả năng chịu lực của liên kết cốt cứng của cột vách với dầm sàn bê tông cốt thép/ / Đinh Văn Tùng // .- 2024 .- Tháng 4 .- Tr. 66-69 .- 690

Đề xuất phương pháp tính toán khả năng chịu lực của liên kết cốt cứng của cột vách với dầm sàn BTCT dựa trên tiêu chuẩn EC4 [8] và phần mềm tính toán CSI Column đã được tác giả áp dụng trong dự án thực tế, từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị cho các kỹ sư xây dựng trong việc áp dụng tính toán thiết kế công trình trong thực tế ở Việt Nam được đưa ra trong phần cuối của bài báo này.

10 Tính biến thiên độ võng của dầm tựa đơn, mặt cắt ngang hình chữ nhật với biến ngẫu nhiên của tải trọng, tính chất vật liệu và kích thước hình học / Đặng Thu Thủy // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 14-17 .- 690

Nghiên cứu tính độ võng của dầm chữ nhật với các biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn. Từ đó phân tích đánh giá độ biến thiên của chuyển vị so với sự biến thiên các biến ngẫu nhiên đầu vào.