CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân hàng Thương mại
21 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam / Nguyễn Anh Thư // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 1A .- Tr. 100-104 .- 332.12
Năm năm sau Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các TCTD và Quyết định 1058/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu các TCTD, nghiên cứu này đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam. Sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), một phương pháp định lượng, nghiên cứu này đánh giá hiệu quả hoạt động của 18 NHTMCP được lựa chọn tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022. Nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit và mô hình bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với chỉ số hiệu quả kỹ thuật trung bình là 44,09%, các ngân hàng chưa sử dụng hết nguồn lực đầu vào trong giai đoạn 2018-2022. Để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, các NHTMCP tại Việt Nam cần quản lý nguồn nhân lực, tăng nguồn vốn huy động từ tiền gửi và tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Hơn nữa, dữ liệu thực nghiệm cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần có thể hoạt động hiệu quả hơn nếu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng lên và danh mục cho vay hiện tại giảm xuống.
22 Hình thành vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị / Trần Xuân Hải, Bùi Thị Hoa // .- 2025 .- Số 1A .- Tr. 105-108 .- 332.12
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình hình thành vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong giai đoạn 2019-2023. Tác giả sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, bao gồm phân tích thống kê và so sánh, phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng thông tin thu thập từ các Báo cáo và Trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Báo cáo tài chính hợp nhất của một số Ngân hàng thương mại (CB), nghiên cứu thực tế tại BIDV và các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan. Dựa trên kết quả nghiên cứu về hình thành vốn (vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ và vốn huy động) của BIDV, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực hình thành vốn của BIDV trong thời gian tới.
23 Nghiên cứu ảnh hưởng của sự nhất quán của dịch vụ ngân hàng đa kênh đến niềm tin thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng với các ngân hàng thương mại Việt Nam / Lê Thị Kim Nhung, Lương Phương Hoa, Nguyễn Thị Thanh Nga // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số kỳ 1 tháng 03 .- Tr. 27 - 30 .- 332
Nghiên cứu này khám phá ảnh hưởng của sự nhất quán trong dịch vụ đến giá trị cảm nhận. Dựa trên lý thuyết SOR, nghiên cứu đánh giá tác động trực tiếp và vai trò trung gian của giá trị cảm nhận trong mối quan hệ giữa sự nhất quán của dịch vụ ngân hàng đa kênh và niềm tin thương hiệu của khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Mẫu nghiên cứu gồm 362 khách hàng từ 18 tuổi trở lên, sử dụng dịch vụ ngân hàng qua nhiều kênh khác nhau. Kết quả cho thấy sự nhất quán trong dịch vụ ngân hàng đa kênh có tác động đáng kể đến giá trị cảm nhận và niềm tin thương hiệu. Giá trị cảm nhận đóng vai trò trung gian quan trọng trong mối quan hệ này. Nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng cảm nhận và niềm tin thương hiệu thông qua việc tăng cường sự nhất quán trong dịch vụ.
24 Nghiên cứu tác động của chiến lược đa dạng hóa địa lý tới rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Nhật Minh // .- 2025 .- Số kỳ 1 tháng 03 .- Tr. 39 - 43 .- 332.04
Bài viết phân tích tác động của chiến lược đa dạng hóa địa lý đến rủi ro của các ngân hàng thương Việt Nam trong giai đoạn 2008-2023. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng từ 25 ngân hàng thương mại Việt Nam và áp dụng phương pháp GMM hai bước cùng phương pháp hồi quy phân vị. Kết quả cho thấy chiến lược đa dạng hóa địa lý giúp nâng cao an toàn và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu. Đông thời, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và quản lý ngân hàng, khuyến khích việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa địa lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
25 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số ngân hàng thương mại và bài học cho Vietcombank / Nguyễn Hữu Khoa // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 2 tháng 02 (số 282) .- Tr. 89 - 92 .- 332.04
Bài viết nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại 2 ngân hàng lớn tại Việt Nam là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) từ đó rút bài học cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có thể áp dụng.
26 Thực tiễn triển khai tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam : một số khuyến nghị / Vũ Mai Chi // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 2 tháng 02 (số 282) .- Tr. 68 - 72 .- 332.024
Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phân tích dữ liệu tín dụng xanh, kết hợp với lý thuyết kinh tế, để đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế ít cacbon, hỗ trợ nền kinh tế phát triển bền vững trong tương lai.
27 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam / Đặng Thị Quỳnh Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 2 tháng 02 (số 282) .- Tr. 64 - 67 .- 332.04
Tại Việt Nam, tín dụng vẫn đóng vai trò là hoạt động kinh doanh cốt lõi của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Do đó, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ tác động của những yếu tố này đến tăng trưởng tín dụng (TTTD) tại các NHTMCP là vấn đề rất cần thiết. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng FGLS trên dữ liệu từ 22 NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009-2023. Kết quả cho thấy, tăng trưởng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi cả các yếu tố vi mô và vĩ mô. Cụ thể, có ba yếu tố tác động tích cực đến TTTD, bao gồm tăng trưởng tiền gửi (DG), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), và tính thanh khoản (LIQ). Ngược lại, quy mô ngân hàng (SIZE) và tỷ lệ lạm phát (INF) lại có tác động tiêu cực đến TTTD. Từ kết quả này, một số khuyến nghị đã được đề xuất nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại các NHTMCP ở Việt Nam.
28 Đổi mới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay / Đào Thị Lan Anh, TS. Nghiêm Văn Bảy // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 2 tháng 02 (số 282) .- Tr. 61 - 63 .- 332.04
Sự phát triển của công nghệ thông tin và máy tính đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Đổi mới này tập trung vào việc tích hợp số hóa vào mọi lĩnh vực ngân hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Trong bài viết này sẽ nghiên cứu về chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh, từ đó dưa ra một số giải pháp giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và đưa ra trải nghiệm khách hàng một cách dễ dàng và hấp dẫn.
29 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại / Nguyễn Thị Thu, Phạm Thu Thuỷ // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 2 tháng 02 (số 282) .- Tr. 44 - 47 .- 332.04
Bán bảo hiểm nhân thọ (BHNT) qua ngân hàng không chỉ là kênh phân phối quan trọng giúp các công ty bảo hiểm nhanh chóng mở rộng thị trường nhờ vào mạng lưới rộng khắp và uy tín của ngân hàng, mà còn mang lại nguồn thu đáng kể từ hoa hồng cho các ngân hàng. Để tối ưu hóa kênh này, việc hiểu rõ khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT là điều cần thiết. Nhóm tác giả đã khảo sát khách hàng đang sở hữu hợp đồng BHNT mua qua kênh ngân hàng bằng bảng hỏi online và phỏng vấn trực tiếp. Kết quả cho thấy các yếu tố như năng lực tư vấn của nhân viên, chuẩn mực chủ quan, mức độ chấp nhận rủi ro và niềm tin vào ngân hàng và công ty BHNT có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua, trong đó năng lực tư vấn và chuẩn mực chủ quan là hai yếu tố tác động mạnh nhất.
30 Tiêu chí đo lường khả năng quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại / Hồ Hồng Phúc, Nguyễn Quốc Tùng, Mai Thị Trang, Nguyễn Phương Thảo // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 280 Kỳ 2 tháng 01 .- Tr. 54 - 56 .- 332.024
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một chủ thể trong nền kinh tế, một dạng doanh nghiệp đặc biệt, vì vậy mọi yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của NHTM cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Nợ xấu phát sinh khiến năng lực tài chính của NHTM suy giảm, từ đó các chức năng của NHTM như trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền của NHTM sẽ không được phát huy hiệu quả. Không chỉ tác động đến riêng NHTM, nợ xấu NHTM còn tác động gián tiếp tới mọi chủ thể khác của nền kinh tế từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… những đối tượng có quan hệ tài chính với NHTM. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cao sẽ khiến lưu thông vốn trong nền kinh tế gặp khó khăn, hoạt động SXKD bị đình trệ và kéo lùi tốc độ tăng trưởng cũng như ảnh hưởng tới sự an toàn trong phát triển bền vững mà nền kinh tế hướng đến. Nghiên cứu về quản lý nợ xấu, các tiêu chí đánh giá khả năng quản lý nợ xấu là rất quan trọng, vận dụng để đo lường, đánh giá đúng mức độ quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam hiện nay.