CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thẩm định giá
1 Vận dụng phương pháp so sánh trong định giá bất động sản / Nguyễn Thị Tiến // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 85-87 .- 332.632
Phương pháp so sánh có thể sử dụng thẩm định hầu hết các loại tài sản, đặc biệt phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong trường hợp thẩm định giá đất hoặc giá nhà đất cho các yêu cầu: mua, bán, thế chấp, góp vốn, phân chia quyền lợi tài sản… và có thể áp dụng cho hầu hết các loại bất động sản. Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp có hiệu quả nhất trong thẩm định giá bất động sản.
2 Hoàn thiện quy định về thẩm định giá bất động sản tại Việt Nam / Phạm Văn Bình, Nguyễn Sơn Vĩnh, Bùi Khánh Ly // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 23-27 .- 340
Ở Việt Nam, thẩm định giá bất động sản trong thời gian qua có tốc độ phát triển nhanh cả về hệ thống các văn bản pháp luật quy định về thẩm định giá và số lượng các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá. Trong số 13 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành, Tiêu chuẩn thẩm định giá số 11 - Thẩm định giá bất động sản ban hành năm 2016 được coi là bước tiến quan trọng trong hướng dẫn, quy định chi tiết hơn đối với loại hình tài sản thẩm định giá bất động sản. Tuy nhiên, sau 7 năm áp dụng Tiêu chuẩn này, đến nay hoạt động thẩm định giá bất động sản đã bộc lộ một số hạn chế nhất định về quy trình và phương pháp thẩm định giá cần triển khai giải pháp hoàn thiện.
3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá thông quả phương thức marketing dịch vụ / Nguyễn Minh Nhật // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 08(807) .- Tr. 65-68 .- 332
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam đã và đang có những đóng góp quan trọng nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động mua bán, trao đổi nhiều loại tài sản trên thị trường. Tuy có bước phát triển khá mạnh song đến nay vẫn có nhiều vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp thẩm định giá, trong có vấn đề năng lực cạnh tranh. Trong bài viết này, tác giả trao đổi về một số vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh, từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá thông qua sử dụng phối thức marketing dịch vụ.
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing dịch vụ thẩm định giá / Nguyễn Minh Nhật // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 63-66 .- 658.8
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thẩm định giá, đặc biệt là cạnh tranh về giá dịch vụ thẩm định giá ngày càng gay gắt. Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động marketing dịch vụ thẩm định giá, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động marketing dịch vụ thẩm định giá trong thời gian tới.
5 Hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị / Vũ Nhữ Thăng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 10 – 14 .- 332
Khuôn khổ pháp lý, các văn bản quy định về hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam đã được xây dựng tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, do hoạt động kinh tế - tài chính đang phát triển nhanh, kéo theo sự phát triển nóng của lĩnh vực thẩm định giá, trong khi chính sách và pháp luật không theo kịp, dẫn đến phát sinh một số bất cập trong hoạt động thẩm định giá. Để giải quyết các "nút thắt" về thẩm định giá cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý theo hướng: Hoàn thiện cơ chế đánh giá tín nhiệm thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá; và soát bổ sung các quy định về xử lý hành vi vi phạm của thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá...
6 Các yếu tố nội tại tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá tại thành phố Hồ Chí Minh / Đào Vũ Thắng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 626+627 .- Tr. 22 - 24 .- 658
Nghiên cứu tìm hiểu một số nội tại tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
7 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thẩm định giá / Trần Đình Thắng, Phạm Văn Toàn, Nguyễn Minh Nhật // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 616 .- Tr. 31 - 33 .- 658
Bài viết đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thẩm định giá bao gồm các nhân tố khách quan như quy định của nhà nước, hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, nguồn dữ liệu về giá và các yếu tố chủ quan gồm năng lực, ý thức của thẩm định viên về giá, quy trình triển khai nghiệp vụ thẩm định giá tại doanh nghiệp, công nghệ và kho dữ liệu riêng của doanh nghiệp thẩm định giá.
8 Giải pháp phát triển dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam / Nguyễn Thị Phương Liên, Trần Đình Thắng // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 157 .- Tr. 64-73 .- 658
Bài viết nghiên cứu thực trạng dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020 theo một số tiêu thức phân loại như theo đối tượng khách hàng, theo loại tài sản thẩm định giá, phân tích, đánh giá về những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong cung ứng dịch vụ thẩm định giá dựa trên các nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp; đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam thời gian tới.
9 Trao đổi về cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp / Nguyễn Khánh Thu Hằng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 101-103 .- 657
Ngày 7/4/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 28/2021/TT-BTC về tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 (Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp) quy định cụ thể các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp. Để góp phần giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan đến thẩm định giá, bài viết trao đổi, làm rõ các quy định về phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp.
10 Hoạt động thẩm định giá đối với tài sản vô hình tại Việt Nam và vấn đề đặt ra / Nguyễn Thị Đoan Trang // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.75 - 77 .- 332
Trong những năm gần đây, có một số thương hiệu tại Việt Nam bán cho nhà đầu tư nước ngoài với giá cao hơn nhiều so với tổng giá trị tài sản hữu hình như: ICP (60 triệu USD) hay Diana (184 triệu USD), P/S (5 triệu USD), Phở 24(20 triệu USD) ... Điều này cho thấy, giá trị vô hình đã dần được ghi nhận khi định giá doanh nghiệp. Dù giá trị tài sản vô hình cao nhưng ở Việt Nam, hầu như chưa được phản ánh trong sổ sách kế toán. Thông tư số 06/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính về tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 đã xác định rõ cách thức định giá tài sản vô hình ở Việt Nam tương tự với các chuẩn mực thế giới, tuy nhiên trên thực tế, hoạt động thẩm định giá tài sản vô hình tại Việt Nam còn tương đối mới và gặp nhiều khó khăn.