CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chất thải--Rắn
21 Công nghệ tiếp nhận kín HHECO trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam / Phùng Văn Huy, Lê Xuân Quế // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 44-46 .- 363
Trình bày công nghệ tiếp nhận kín HHECO trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam. Trung bình mỗi năm Việt Nam cần xử lý lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) lên tới 20 triệu tấn. Song khoảng 90% lượng rác thải này chỉ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, gây ra nhiều hệ lụy như: quỹ đất làm bãi xử lý rác cạn kiệt; nước rỉ rác, mùi hôi nồng nặc khá phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của cư dân ở những địa phương có bãi chôn lấp rác… khiến việc xử lý CTRSH thực sự trở thành vấn đề “nóng”. Công nghệ xử lý CTRSH mới xử lý triệt để hơn, tỷ lệ tái chế vượt trội, tối thiểu chôn lấp và hoàn toàn không gây ô nhiễm thứ cấp, tiếp nhận kín và xử lý kín thành các nguyên liệu để tái chế - thu hồi.
22 Nghiên cứu hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội / Lương Thanh Tâm, Trương Đức Cảnh, Phạm Thu Huyền // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 13 (363) .- Tr. 42-44 .- 363.7
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực huyện Ứng Hòa và trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện khu vực.
23 Kinh nghiệm của một số quốc gia về quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và xác định chi phí liên quan / ThS. Hàn Trần Việt, ThS. Nguyễn Thị Trang // Môi trường .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 85-88 .- 628
Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại một số quốc gia; Xác định chi phí của hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
24 Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh / / Nguyễn Vũ Hoàng Phương, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trần Thanh Tú // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 7(357) .- Tr. 13-15 .- 363
Khảo sát, thu thập số liệu từ đó xây dựng bản đồ chuyên đề rác thải sinh hoạt tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh sử dụng công cụ hệ thống thông tin địa lý GIS. Các loại bản đồ này sẽ giúp ích cho nhà quản lý nhìn tổng quan về tình hình phát thải và quản lý rác thải tại quận, đề xuất biện pháp cụ thể và hiệu quả hơn khi có sự gia tăng dân số trong tương lai gần.
25 Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre / Nguyễn Đình Đáp, Nguyễn Thị Bích Nguyệt // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4(31) .- Tr. 46 – 52 .- 910
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, kèm theo lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày một gia tăng gây sức ép cho môi trường tỉnh Bến Tre.Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều hạn chế như thực hiện quy hoạch còn nhiều vướng mắc, nguồn lực đầu tư cho xử lý chats thải rắn chưa đáp ứng được nhu cầu, rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo kỹ thuật gây mất vệ sinh, hầu hết các bãi chôn lấp rác đều quá tải, gây ô nhiễm...Trong nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích hiện trạng phát sinh , phân loại, quy hoạch, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre, từ đó đề xuất các kiến nghị việc xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới.
26 Ngân hàng chất thải – mô hình thành công trong quản lý chất thải rắn đô thị tại Inđônêxia / Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Thị Trà // Môi trường .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 63 - 64 .- 363
Làm rõ mô hình ngân hàng chất thải trong quản lý chất thải rắn đô thị tại Inđônêxia.
27 Đánh giá phát sinh chất thải rắn nguy hại trong canh tác lúa và đề xuất biện pháp xử lý / Nguyễn Thị Bé Phúc // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 39-41 .- 363
Đánh giá lượng phát thải vỏ chai bao bì thuốc bảo vệ thực vật, góp phần kiểm soát chất thải rắn nguy hại của các khu vực canh tác lúa tại địa phương.
28 Nghiên cứu ứng dụng n-butylamin tái chế chất thải rắn thuộc da chứa crôm / Nguyễn Như Thanh, Đào Tuấn Anh, Lê Thị Vân // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 2(Tập 62) .- Tr.46-49 .- 570
Đưa ra quy trình công nghệ tái chế chất thải rắn thuộc da chứa crôm một giai đoạn và xác định được các giá trị về nhiệt độ, độ pH, khối lượng enzyme và n-butylamin để phân giải hoàn toàn chất thải rắn thuộc da chưa crôm.
29 Cải thiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng / Hoàng Mạnh Dũng, Nguyễn Thị Quế // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 237-243 .- 628
Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh đã có nhiều cố gắng với sự tham gia của các cấp, ngành tại địa phương. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Nghiên cứu dựa vào Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời điều tra sự hài lòng của các bên liên quan về các yếu tố quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ. Với kết quả điều tra sự hài lòng của các bên liên quan nhằm xác định thứ tự ưu tiên cần cải thiện về lĩnh vực này tại huyện Đạ Tẻh. Sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng góp phần đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng phục vụ giai đoạn 2019-2023.
30 Công viên sử dụng vật liệu nhựa tái chế - Sáng kiến nhỏ, lợi ích lớn / Vũ Ngọc Khanh // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 46 – 47 .- 624
Trình bày về công nghệ xử lý chất thải rắn còn khó khăn và xây dựng công viên sử dụng vật liệu nhựa tái chế.