CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiền tệ

  • Duyệt theo:
1 Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm ổn định lạm phát tại Việt Nam / Lý Đại Hùng, Phạm Thành Công // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 4 – 10 .- 332

Ổn định lạm phát luôn được coi là một biến số kinh tế vĩ mô trọng tâm tại Việt Nam. Trong giai đoạn lạm phát phi mã từ năm 1986 đến năm 1990, chính sách tiền tệ đóng vai trò chủ đạo với giải pháp nâng lãi suất để hút tiền khỏi quá trình lưu thông. Đến giai đoạn lạm phát cao từ năm 2007 đến năm 2012, chính sách tiền tệ và tài khóa cùng thắt chặt để giảm lượng vốn đầu tư, thể hiện trực tiếp cho lượng tiền tệ trong nền kinh tế. Còn trong giai đoạn ổn định lạm phát từ năm 2016 đến nay, chính sách tài khóa và tiền tệ đã được kết hợp cân bằng hơn để cùng đạt được mục tiêu vừa giữ ổn định lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2 Điều hành chính sách tiền tệ: kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 / Chu Khánh Lân, Đỗ Thị Bích Hồng // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 11-13 .- 332

2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát cao, thương mại toàn cầu sụt giảm, giá cả hàng hóa cơ bản biến động mạnh, xung đột địa chính trị, chính sách an ninh lương thực thắt chặt, điều hành chính sách tiền tệ sẽ đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm chính trị của ngành Ngân hàng, tin tưởng rằng, điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 sẽ tiếp tục góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu đề ra của Quốc hội và Chính phủ.

3 Bức tranh của đồng Việt Nam sau những cú sốc kinh tế Việt Nam / Nguyễn Hoàng Nam // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 42-45 .- 330

Tính từ những năm cuối thế kỉ 20 đến nay, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều cú sốc kinh tế. Các củ sốc kinh tế có tác động đáng kể đến tiền tệ quốc gia, thể hiện qua những biến động giá của đồng tiền. Bài viết tập trung phân tích những biến động giá của đồng Việt Nam sau các cú sốc kinh tế. Thực tiễn cho thấy đồng tiền các quốc gia chịu tác động và có những thay đổi đáng kể, trong đó có Đồng Việt Nam. Qua đó, khẳng định xây dựng kế hoạch tiền tệ quốc gia là giải pháp quan trọng để ổn định tỷ giá hối đoái và giá trị đồng tiền trong tương lai. Bài viết điểm lại những dấu mốc lịch sử về tiền tệ quốc gia của Việt Nam, những cú sốc kinh tế ảnh hưởng đến Việt Nam và biến động giá đồng Việt Nam thời gian qua.

4 Dữ liệu thống kê trong phục vụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam / Đào Minh Thắng, Phạm Mạnh Hùng // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 10-15 .- 332.12

Trải qua hơn 10 năm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, công tác thống kê tiền tệ phục vụ điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có nhiều bước tiến đáng kể. Thông tin, số liệu báo cáo thống kê đã góp phần đáp ứng tốt cho công tác chỉ đạo điều hành, giám sát an toàn hoạt động các tổ chức tín dụng (TCTD), cùng với đó, phương pháp thống kê tiền tệ của NHNN dần được hoàn thiện theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Trong những năm gần đây, điều kiện thị trường tiền tệ ngày càng phát triển về quy mô, cấu trúc và tính đa dạng, đồng thời, có khả năng diễn biến nhanh chóng do chịu sự tác động đa chiều của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thông tin báo cáo, đảm bảo tính kịp thời, chính xác luôn là mục tiêu quan trọng đối với dữ liệu thống kê của NHNN. Bài viết cung cấp một số đánh giá về hoạt động sử dụng dữ liệu phục vụ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của NHNN và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dữ liệu phục vụ điều hành CSTT.

5 Xu thế “phi USD hóa” và những yếu tố tác động / Trần Đức Hiệp // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 10-12 .- 330

Phi đô la hóa được định nghĩa là việc các nước nỗ lực giảm lệ thuộc của họ vào đồng đô la (USD) với cách là đồng tiền giao dịch thương mại, thanh toán và dự trữ quốc tế; và thay thế nó bằng một hoặc vài tiền khác cho các chức năng nói trên. Hiện nay, ngày càng có nhiều nước trên thế giới lựa chọn “phi hóa” trong các hoạt động tài chính và thương mại nhằm tránh nguy cơ một ngày nào đó trở thành nạn của cái gọi là “vũ khí hóa” đồng USD, qua đó thúc đẩy xu hướng đa cực trong hệ thống tiền tệ thế giới.

6 Nhìn lại công tác điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2023 - Nhận định dư địa chính sách tiền tệ năm 2024 / Phạm Đức Anh, Trương Hoàng Diệp Hương, Lê Thị Hương Trà // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 53-58 .- 332

Kinh tế thế giới năm 2023 cho thấy nhiều bất định đến từ căng thẳng địa chính trị cũng như áp lực về tăng trưởng và lạm phát, kéo theo sự điều chỉnh về chính sách tiền tệ (CSTT) của các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, dù đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp CSTT và thu được những kết quả nổi bật trong điều hành lạm phát, lãi suất và tỉ giá. Năm 2024, bối cảnh vĩ mô và CSTT thế giới được kì vọng sẽ có những chuyển biến tích cực hơn, giúp giảm áp lực lên điều hành CSTT tại Việt Nam. Cùng với đó, CSTT định hướng mở rộng có thể tiếp tục được duy trì nhằm hỗ trợ sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế. Qua việc điểm lại và phân tích những nét chính trong bức tranh điều hành CSTT của Việt Nam và thế giới trong năm qua, bài viết đưa ra nhận định về dư địa CSTT của Việt Nam trong năm 2024.

7 Tác động tràn của chính sách tiền tệ Mỹ đến thị trường tài chính Việt Nam / Phạm Thị Hoàng Anh, Lưu Minh Hằng, Hoàng Minh Ngọc, Đinh Thị Giang, Phùng Thị Nhâm, Trần Ngọc Bách // .- 2023 .- Số 22 - Tháng 11 .- Tr. 55-62 .- 332

Bài nghiên cứu tập trung phân tích tác động chính sách tiền tệ (CSTT) của Mỹ đối với thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến quý II/2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những thay đổi trong CSTT của Mỹ có tác động tràn và gây ra sự biến động tới thị trường tài chính Việt Nam bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm hạn chế tác động tràn của sự biến động trong CSTT Mỹ đến thị trường tài chính Việt Nam.

8 Thanh toán không dùng tiền mặt của giới trẻ / Lương Minh Lan // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 37-38 .- 332.04

Thế hệ này được mệnh danh là những công dân của thời đại số hóa, là thế hệ mới đang thay đổi cả thế giới. Họ quyết định văn hóa, xu hướng tiêu dùng của tương lai. Điều này mang ý nghĩa về kinh tế và xã hội sâu sắc, bởi họ chính là nhân tố quyết định của tương lai gần. Ngay từ nhỏ, những người thuộc thế hệ Z được tiếp cận và sử dụng công nghệ. Đối với họ, di động, internet hay các phương tiện truyền thông xã không xa lạ. Vì vậy, có thể nói, họ chính là những người thay đổi bức tranh tổng thể tương lai, trong đó tư duy về kinh tế, tiền tệ và phương thức tiêu dùng.

9 Chủ động điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng góp phần phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội / Phạm Chí Quang // Tài chính .- 2023 .- Số 792+793 .- Tr. 40-43 .- 332.12

Ngân hàng nhà nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững trên cơ sở điều hành chủ động, linh hoạt đồng bộ công cụ tài chính, chính sách tiền tệ phù hợp thị trường, tập trung triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phục hồi phát triển kinh tế.

10 Phối hợp chính sách tài khóa - tiền tệ trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 / ThS. Hồ Ngọc Tú // Ngân hàng .- 2021 .- Số 21 .- Tr. 10-13 .- 332.4

Trình bày kết quả đạt được trong điều hành CSTK, CSTT trong thời gian qua; Hạn chế, nguyên nhân; Các giải pháp về hhois hợp chính sách tài khóa - tiền tệ.