CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chiến lược--Kinh doanh
1 Tác động của chiến lược kinh doanh đến hành vi quản trị lợi nhuận: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam / Nguyễn Vĩnh Khương, Nguyễn Thanh Liêm // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 289 .- Tr. 14-23 .- 658
Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của chiến lược kinh doanh bao gồm chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt hóa đến hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mẫu bao gồm 622 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 2011-2019 và phân tích mô hình hồi quy dạng bảng động. Kết quả cho thấy chiến lược kinh doanh khác nhau có tác động khác nhau đến hành vi quản trị lợi nhuận. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý cho các bên liên quan bao gồm nhà đầu tư, cơ quan quản lý và doanh nghiệp niêm yết.
2 Chiến lược kinh doanh quốc tế tại các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Trần Thị Tuấn Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 592 .- Tr. 52-53,39 .- 658
Tác giả nghiên cứu và phân tích thực trạng triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế mà các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống Việt Nam đang theo đuổi, từ đó đưa ra những giải pháp để giúp các doanh nghiệp trong ngành có thể thành công khi phát triển ra thị trường quốc tế
3 Hướng tới đối tác chiến lược có tầm cỡ / Kiều Bích Hậu // .- 2021 .- 392 .- Tr. 24-26 .- 658.4012
Ông Nguyễn Song Hải vừa nhậm chức tổng giám đốc Tổng công ty Dệt May miền Bắc Vinatex. Đã có buổi trao đổi phỏng vấn về diễn biến và thách thức mới trong thị trường dệt may hiện nay.
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương / Bùi Thị Trúc Quy, Huỳnh Thị Xuân Thùy, Phạm Bình An // Kế toán & Kiểm toán .- 2020 .- Số 207 .- Tr. 79-82 .- 657
Khảo lược những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược, từ đó vận dụng thuyết dự phòng để xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng vận dụng SMA trong các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương. Kết quả cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng SMA theo mức độ từ cao đến thấp: chiến lược kinh doanh, trình đọ nhân viên kế toán, mức độ cạnh tranh, văn hóa công ty.
5 Vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) xây dựng chiến lược kinh doanh Vietinbank 11 – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Xuân Quyết, Hoàng Tú Quyên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 578 .- Tr. 108 - 110 .- 658
Bài viết trình bày việc vận dụng thẻ điểm cân bằng với 4 khía cạnh: tài chính và đầu tư; quy trình và nội bộ; đào tạo và phát triển; thị trường và khách hàng để xây dựng 5 nhóm giải pháp chiến lược kinh doanh cho Vietinbank 11 – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và làm cơ sở áp dụng cho các doanh nghiệp ngân hàng Việt Nam.
6 Ảnh hưởng của định hướng chiến lược kinh doanh đến liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh / Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Ngọc Trung, Nguyễn Thị Nga // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 279 .- Tr. 20-28 .- 658
Xác định mối quan hệ giữa định hướng chiến lược kinh doanh, mức độ liên kết và kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia chuỗi cung ứng thủy sản (cá tra và tôm) ở tỉnh Bến Tre. 300 phiếu hỏi được gửi trực tiếp đến các nhà quản lý hoặc phụ trách logistics trong các tổ chức trên. Sau 2 tháng thu thập, 153 phiếu hợp lệ đã được đưa vào phân tích. Dữ liệu được phân tích theo qui trình chuẩn gồm các bước từ phân tích nhân tố đến kiểm định độ tin cậy và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định các giả thiết. Kết quả chỉ ra rằng định hướng chiến lược kết hợp cả chi phí thấp và định hướng khách hàng có tác động đến mức độ liên kết với nhà cung ứng, nhưng không ảnh hưởng đến mức độ liên kết với khách hàng. Ngoài ra, liên kết với khách hàng và nhà cung ứng đều có tác động đến kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia trong chuỗi cung ứng thủy sản ở Bến Tre.
7 Giải pháp xây dựng “Chính sách phát triển kinh tế hàng hải” có tính sát thực, hiệu quả, nhằm thực hiện mục tiêu “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030…” / PGS. TS. Nguyễn Hoàng Tiệm, TS. Đỗ Văn Thuận // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 129-133 .- 658
Giới thiệu phần cơ sở lý luận và cách vận dụng 3 yếu tố: công nghệ xây dựng chính sách, vòng đời chính sách, hiệu quả chính sách vào việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế hàng hải.
8 Quản lý rủi ro chiến lược tại các doanh nghiệp : thực trạng và giải pháp / La Việt Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 4(201) .- Tr. 57-60 .- 658
Tác động của rủi ro chiến lược đối với các doanh nghiệp, thực trạng nghiên cứu về rủi ro chiến lược hiện nay và đề xuất giải pháp xây dựng quản lý rủi ro chiến lược.
9 Xây dựng chiến lược phát triển ngành Đo đạc và bản đồ / Phương Chi // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 15(341) .- Tr. 12-13 .- 658
Nhìn lại những thành tựu nổi bật của Chiến lược 33 và hướng đến mục tiêu năm 2030, tầm nhìn 2040 nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin dữ liệu sản phẩm đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh và các nhiệm vụ xây dựng, vận hành hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
10 Nghiên cứu mức độ chủ động trong chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam / Đỗ Thị Bình // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Sô 137+138 .- Tr. 61-74 .- 658
Sự xuất hiện liên tục của các quy định và tiêu chuẩn mới về môi trường, áp lực của các bên liên quan và sự đổi mới của công nghệ… tạo nên nhiều kịch bản cạnh tranh khác nhau xoay quanh các vấn đề môi trường. Đối phó với các áp lực đó, theo đuổi chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường (CLKDTTMT) là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Với mục đích nghiên cứu mức độ chủ động trong theo đuổi CLKDTTMT của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tác giả đã phân tích dữ liệu thứ cấp của 32 công ty niêm yết và phỏng vấn 44 nhà quản lý của 28 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh toàn cảnh của mức độ áp dụng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu hiện nay khi CLKDTTMT thụ động đứng đầu, sau đó lần lượt là CLKDTTMT cơ hội, CLKDTTMT tập trung và cuối cùng là CLKDTTMT chủ động. Kết quả nghiên cứu tạo nên một số hàm ý đối với các nhà xây dựng chính sách và các nhà quản lý.