CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật Thi hành án dân sự--Việt Nam
1 Bàn về quy định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án và xác định việc chưa có điều kiện thi hành án / Nguyễn Thị Hương Giang, Trần Viết Hải // Nghề luật .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 22-26 .- 340
Hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án và xác định việc chưa có điều kiện thi hành án là những nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện các thủ tục thi hành án dân sự, là căn cứ để cơ quan thi hành án dân sự tạm dừng hoặc dừng hoàn toàn việc tổ chức thi hành án. Nhằm góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự, Dự thảo 2 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) đã có một số sửa đổi, bổ sung quy định về hoãn, tạm đình chỉ, đình chi thi hành án và xác định việc chưa có điều kiện thi hành án. Bài viết phân tích, bình luận về các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo, đồng thời tiếp tục kiến nghị những nội dung cần được nghiên cứu, hoàn thiện.
2 Định hướng sửa đổi Luật Thi hành án dân sự / Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Minh Hằng // .- 2025 .- Tr. 3-9 .- 340
Ngày 14/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và năm 2022 bởi Luật số 64/2014/QH13, Luật số 03/2022/QH15 (Luật THADS). Sau gần 15 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Bên cạnh kết quả đạt được, Luật THADS đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, còn thiếu một số quy định hoặc quy định không còn phù hợp với thực tiễn, chưa đồng bộ, tương thích với một số luật có liên quan. Bài viết phân tích về các chính sách, cơ sở của việc xây dựng chính sách và trao đổi về những định hướng căn bản sửa đổi Luật Thi hành án dân sự tiếp cận từ Dự thảo 2 Luật THADS sửa đổi (Dự thảo 2)4.
3 Bảo quản tài sản thi hành án và một số vấn đề cần hoàn thiện / Hoàng Thị Thanh Hoa // Nghề luật .- 2023 .- Số 1 .- Tr. 27-32 .- 340
Bảo quản tài sản thi hành án là một trong những công việc quan trọng của chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án. Việc bảo đảm đầy đủ, nguyên trạng tài sản thi hành án không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích của các đương sự mà còn có tác động lớn đến hiệu quả tổ chức thi hành án. Mặc dù Luật Thi hành án dân sự đã có những quy định riêng về bảo quản tài sản thi hành án, nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn phát sinh nhiều vấn đề bất cập, cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Bài viết tập trung phân tích một số vấn đề liên quan đến bảo quản tài sản thi hành án và đưa ra một số ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.
4 Hoàn thiện quy định pháp luật về định giá, bán tài sản đã kê biên trong thi hành án dân sự / Nguyễn Thị Phíp // Nghề luật .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 33-37 .- 340
Định giá, bán tài sản đã kê biên là một trong các nhiệm vụ của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự trong hoạt động tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành. Trong thời gian gần đây khi áp dụng các quy định về định giá, bán tài sản đã kê biên chấp hành viên gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc. Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đó, Luật Thi hành án dân sự (THADS) đã và đang được cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung. Bài viết phân tích, đánh giá các quy định về định giá, bán tài sản đã kê biên trong Dự thảo 2 Luật THADS (viết tắt là Dự thảo luật), từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về định giá, bán tài sản đã kê biên, góp phần từng bước hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự trong tình hình hiện nay.
5 Một số góp ý đối với quy định về cưỡng chế trả vật, giấy tờ và chuyển quyền sử dụng đất / Bùi Nguyễn Phương Lê // Nghề luật .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 44-48 .- 340
Cưỡng chế trả vật, giấy tờ và chuyển quyền sử dụng đất được quy định tại Mục 9 Chương 4 Luật Thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, trong đó có quy định về thủ tục cưỡng chế đối với 04 loại tài sản khác nhau đó là: cưỡng chế trả vật; cưỡng chế trả nhà, giao nhà; cưỡng chế giao, trả giấy tờ; cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất. Hiện nay, Dự thảo Luật về cơ bản giữ nguyên các điều luật nói trên và có sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong từng điều luật, đồng thời, bổ sung thêm 01 điều luật về chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán để phù hợp với các quyền, nghĩa vụ của đương sự được tuyên trong bản án, quyết định. Trên cơ sở phân tích thực tiễn của hoạt động THADS, tác giả đưa ra một số góp ý để hoàn thiện hơn nữa Dự thảo Luật trong quy định về cưỡng chế trả vật, giấy tờ, chuyển quyền sử dụng đất.
6 Thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài và một số ý kiến góp ý Dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) / Đồng Thị Kim Thoa // Nghề luật .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 79-85 .- 340
Thi hành án dân sự (THADS) có yếu tố nước ngoài là một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động THADS có nhiều vấn đề pháp lý và thực tiễn quan trọng cần được nghiên cứu trong quá trình sửa đổi Luật THADS trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở nội dung Dự thảo 2 Luật THADS (sửa đổi) đang được cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến và căn cứ nghiên cứu riêng của tác giả, bài viết này trình bày một số ý kiến góp ý đối với Dự thảo này, với mong muốn đóng góp vào quá trình hoàn thiện Dự thảo theo tinh thần đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ thực tiễn công tác xây dựng và thực thi pháp luật về THADS có yếu tố nước ngoài và một số lĩnh vực hoạt động tư pháp có liên quan.
7 Một số vấn đề về quyền, nghĩa vụ của đương sự, trách nhiệm của chấp hành viên trong thi hành án dân sự / Bùi Thị Huyền // Nghề luật .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 10-15 .- 340
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong thi hành án dân sự (THADS) là vấn đề quan trọng, cần thiết và được thực hiện thông qua nhiều cơ chế khác nhau, trong đó có việc quy định cụ thể, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn các nội dung về quyền, nghĩa vụ của đương sự, về người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong THADS cũng như trách nhiệm của chấp hành viên trong quá trình tổ chức THADS. Trong phạm vi bài viết, tác giả đưa ra quan điểm bình luận, góp ý nhằm hoàn thiện Dự thảo 2 Luật THADS một số nội dung về người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong THADS, vấn đề chuyển giao quyền, nghĩa vụ THADS, trách nhiệm của chấp hành viên trong xác minh điều kiện THADS.
8 Quy định chung về cưỡng chế thi hành án dân sự - Thực tiễn và hướng hoàn thiện / Nguyễn Thị Thúy Anh // Nghề luật .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 73-78 .- 340
Các quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là THADS) ở nước ta hiện được quy định tại Luật Thi hành án dân sự và một số văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là cơ sở pháp lý cho chấp hành viên trong quá trình thực hiện chuyên môn có tính đặc thù cao, đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền tài sản của các bên đương sự. Tuy nhiên, hiện nay các quy định pháp luật chung về cưỡng chế thi hành án dân sự còn có những hạn chế, tồn tại nhất định. Từ góc nhìn của chấp hành viên, tác giả phân tích, bình luận các quy định liên quan đến cưỡng chế thi hành án và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến nội dung này.
9 Hoàn thiện quy định về thi hành quyết định tuyên bố phá sản trong thi hành án dân sự / Hồ Quân Chính // Nghề luật .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 56-61 .- 340
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phức tạp và toàn cầu hóa, thủ tục phá sản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, đặc biệt là các chủ nợ. Tuy nhiên, việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập do các quy định pháp luật chưa hoàn thiện. Luật Thi hành án dân sự và Luật Phá sản năm 2014, mặc dù đã có những thay đổi đáng kể, nhưng vẫn gặp phải các vấn đề như thiếu sự thống nhất, đồng bộ. Bài viết này nhằm đánh giá các quy định hiện hành, phân tích các khó khăn tồn tại và đề xuất các giải pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả thi hành quyết định tuyên bố phá sản, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
10 Quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và một số kiến nghị / Lê Thị Diễm Hằng // Luật học .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 28-37 .- 340
Tha tù trước thời hạn có điều kiện là chế định hoàn toàn mới trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Bài viết phân tích những quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong Luật Thi hành án hình sự, đồng thời có sự đánh giá, so sánh với Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật khác. Trong đó, bài viết tập trung vào thời điểm; cơ quan có thẩm quyền; trình tự, thủ tục tha tù trước thời hạn có điều kiện cũng như quyền và nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện và trách nhiệm của gia đình họ. Từ những phân tích này, bài viết đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Luật Thi hành án hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện.