CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật--Dân sự--Việt Nam
81 Thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 / Vũ Thị Phương Lan // Luật học .- 2016 .- Số 12 (199) .- Tr. 40-47 .- 340
Phân tích, làm rõ những điểm mới về thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 trên các khía cạnh: thẩm quyền chung, thẩm quyền riêng biệt và các trường hợp không thay đổi thẩm quyền giải quyết của tòa án.
82 Bàn về quy định giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật trong Bộ luật Dân sự năm 2015 / TS. Ngô Quốc Chiến // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 8 (340)/2016 .- Tr. 20 – 24 .- 340
Trình bày những thay đổi trong quy định về giao dịch vi phạm điều cấm của luật, phân tích ý nghĩa của quy định này và bước đầu đánh giá những khó khăn của việc áp dụng trong thực tiễn.
83 Bảo lưu quyền sở hữu của người bán đối với tài sản mua bán theo Bộ luật Dân sự 2015 / Đỗ Viết Anh Thái // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 9 (341)/2016 .- Tr. 18 – 27, 37 .- 340
Phân tích vai trò và giá trị pháp lý của vấn đề chuyển quyền sở hữu đối với tài sản trong quan hệ mua bán, chỉ ra những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo lưu quyền sở hữu của bên bán đối với tài sản mua bán và mối quan hệ giữa bảo lưu quyền sở hữu với pháp luật phá sản, đồng thời đề xuất một số kiến nghị khi Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực áp dụng.
84 Hợp đồng về quyền sử dụng đất trong Bộ luật Dân sự năm 2015 / ThS. Nguyễn Thùy Trang // Luật học .- 2016 .- Số 7/2016 .- Tr. 53 – 59 .- 340
Bình luận các quy định hợp đồng về quyền sử dụng đất trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và nêu một số đề xuất hoàn thiện pháp luật liên quan đến nội dung này.
85 Thẩm quyền trong các vụ kiện facebook của tòa án Pháp: Gợi mở với Việt Nam / Lý Vân Anh // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 9 (341)/2016 .- Tr. 75 – 84 .- 340
Giới thiệu, phân tích hai vụ kiện Facebook được thụ lý bởi các Tòa án Pháp liên quan tới điều khoản về lựa chọn tòa án được đưa ra bởi Facebook, từ đó liên hệ tới trường hợp vụ kiện tương tự tại Tòa án Việt Nam.
86 Trách nhiệm của Nhà nước và cơ quan nhà nước khi tham gia quan hệ dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015 / TS. Nguyễn Ngọc Hà // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 8 (340)/2016 .- Tr. 11 – 19 .- 340
Tập trung làm rõ: Nội hàm và ý nghĩa của các quy định liên quan quan đến việc tham gia vào quan hệ dân sự của Nhà nước và cơ quan nhà nước; Các quy định liên quan đến trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của nhà nước và cơ quan nhà nước; Và đưa ra các kết luận.
87 Xác lập biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo bộ luật dân sự 2015 / TS.LS. Bùi Đức Giang // Ngân hàng .- 2016 .- Số 18 tháng 9 .- Tr. 37-39 .- 349.597
Tập trung vào việc giới thiệu một số quy định mới liên quan đến việc xác lập biện pháp bảo đảm và phân tích một số điểm hạn chế này chưa rõ cần được hướng dẫn thêm của các quy định này cùng với việc đánh giá một số tác động với ngân hàng khi nhận bảo đảm.
88 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong bộ luật dân sự năm 2015 / Nguyễn Văn Hợi // Luật học .- 2016 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 32-41 .- 346
Cơ sở xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra và một số vấn đề về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
89 Quyền tiếp cận công lý của công dân và nghĩa vụ xét xử của tòa án / TS. Ngô Quốc Chiến // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 18-26 .- 340
Bài viết trả lời 2 câu hỏi: Xác định “từ chối xét xử” như thế nào và Chế tài nào cho việc vi phạm nghĩa vụ xét xử qua kinh nghiệm của một số nước về “từ chối xét xử”.
90 Mối liên hệ gắn bó nhất trong xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật Dân sự năm 2015 / TS. Nguyễn Thạch Tú, Hoàng Ngọc Bích // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 42-49, 61 .- 340
Một trong những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 là quy định sử dụng tiêu chí “mối liên hệ gắn bó nhất” để xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Bài viết phân tích vấn đề này trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế, quy định của Bộ luật Dân sự 2005 tại các Điều 664, 672, 683; từ đó đề cập một số vấn đề liên quan sẽ phát sinh trong quá trình triển khai thi hành Bộ luật này.