CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tranh chấp--Biển Đông
51 Tòa trọng tài thường trực La Haye – Cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo / TS. Bành Quốc Tuấn // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 2/2016 .- Tr. 74-87 .- 327
Nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của PCA có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Đặc biệt, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng thì việc nghiên cứu một cơ chế giải quyết hòa bình thay cho các cuộc xung đột vũ trang càng trở nên cấp thiết.
52 Tranh chấp trên Biển Đông: Thực trạng và triển vọng / TS. G.M. Lokshin // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 4 (103)/2015 .- Tr. 105-129 .- 327
Nói về những sự kiện xảy ra gần đây tại Biển Đông và việc bắt đầu xem xét đơn kiện của Philipine đối với Trung Quốc tại Tòa án trọng tài thường trực phù hơp với Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)…
53 Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo trái phép các cấu trúc địa lý trên Biển Đông: Đấu tranh của Việt Nam và phản ứng của cộng đồng quốc tế / TS. Lê Quý Quỳnh, Trần Thị Phương Thảo // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 3 (102)/2015 .- Tr. 71-98 .- 327
Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo trái phép các cấu trúc địa lý tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông. Các khía cạnh vi phạm trong hoạt động bồi đắp, cải tạo các cấu trúc địa lý của Trung Quốc. Phản ứng của Việt Nam, phản ứng của các nước trên thế giới.
54 Chiến lược của Trung Quốc trong việc từng bước thôn tính Biển Đông / TS. Đinh Tiến Hiếu // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 3 (169)/2015 .- Tr. 3-10 .- 327
Biển Đông nằm ở vị trí giao lưu giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nằm trên tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Châu Âu – Châu Á – Viễn Đông – Châu Mỹ. Khu vực này, giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, cũng như chiến lược của Trung Quốc. Quá trình bành trướng ra biển của Trung Quốc gắn liền với quá trình tranh chấp ở Biển Đông trong những năm gần đây. Mục tiêu cuối cùng được xác định là kiểm soát toàn bộ Biển Đông, xây dựng vành đai kinh tế Biển Nam Trung Hoa, bao gồm vùng biển và duyên hải phía Nam Trung Quốc.
55 Trung Quốc và tham vọng xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông / Huỳnh Tâm Sáng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 3 (169)/2015 .- Tr. 11-19 .- 327
Đánh giá việc Trung Quốc tích cực xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông từ góc độ thực tiễn và pháp lý. Từ đây, những hàm ý phía sau hành động của Trung Quốc cũng sẽ được đi vào phân tích và đánh giá.
56 Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc và đối sách của ASEAN / PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 1 (100)/2015 .- Tr. 41-58 .- 327
Từ hơn 60 năm qua, Trung Quốc lúc âm thầm, lúc trắng trợn thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, bằng nhiều thủ đoạn, chiến thuật. Bài viết làm rõ một số chiến thuật mà Trung Quốc áp dụng đối với ASEAN, hòng độc chiếm Biển Đông, đồng thời kiến nghị một số giải pháp ASEAN cần và có thể thực hiện nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.
57 Yếu tố chiến lược trong tham vọng Biển Đông của Trung Quốc / TS. Hà Anh Tuấn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 1 (100)/2015 .- Tr. 59-78 .- 327
Đánh giá mối tương tác giữa chiến lược hiện đại hóa quân đội với chính sách quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông trong những năm gần đây.
58 Trung Quốc và Việt Nam đứng trước Biển Đông / Trần Thái Bình // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 4 (99)/2014 .- Tr. 55-67 .- 327
Trình bày và phân tích phản ứng của thế giới trước hành động của Trung Quốc khi đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 áp đặt vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đồng thời phân tích cách hành xử hợp lý của Việt Nam được thế giới đồng tình ủng hộ.
59 Bàn về chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc sau Đại hội XVIII / TS. Nguyễn Hùng Sơn, TS. Đặng Cẩm Tú // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 4 (99)/2014 .- Tr. 69-100 .- 327
Phân tích những động cơ, mục tiêu và nội dung của chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc được đề ra tại Đại hội XVIII trên cơ sở tham khảo tính quy luật trong việc phát triển sức mạnh trên biển của các cường quốc trong lịch sử và so sánh để tìm ra những nét chung và những nét đặc thù trong nhận thức, tu duy và biện pháp phát triển trên biển của Trung Quốc so với phương Tây…
60 Cuộc đối đầu Trung – Mỹ đằng sau căng thẳng Việt – Trung ở Biển Đông / TS. Phan Duy Quang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 101-118 .- 327
Bài viết phân tích rằng đằng sau căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông còn là cuộc đối đầu chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực, mà trước hết là giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ. Rút ra một số nhận định cơ bản liên quan đến Việt Nam trong quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông.