CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tranh chấp--Biển Đông

  • Duyệt theo:
41 Xác định “vùng biển trang chấp”: Cơ sở cho việc hợp tác khai thác chung tại Biển Đông / TS. Nguyễn Đăng Thắng // Nghiên cứu quốc tế .- 2016 .- Số 2/2016 .- Tr. 44-69 .- 327

Trình bày một cách tiếp cận về xác định “vùng biển tranh chấp” tại Biển Đông để phục vụ cho việc khai thác chung. Theo cách tiếp cận này, có một số câu hỏi mang tính chất pháp lý quốc tế, xung quanh các tranh chấp tại Biển Đông cần được trả lời trước khi xác định được “vùng biển tranh chấp”.

42 Xây dựng lòng tin góp phần làm giảm căng thẳng ở khu vực Biển Đông / TS. Nguyễn Thanh Minh // Nghiên cứu quốc tế .- 2016 .- Số 2/2016 .- Tr. 98-117 .- 327

Đề cập đến biện pháp xây dựng lòng tin giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông, thông qua các cơ chế hợp tác quốc tế sẽ góp phần gìn giữ môi trường biển hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế và giảm bớt các nguy cơ gây xung đột vũ trang trong bối cảnh hiện nay.

43 Quá trình phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Biển Đông giai đoạn 1982 – 2015 / TS. Nguyễn Thanh Minh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 5 (177)/2016 .- Tr. 62-74 .- 327

Phân tích và luận giải quá trình phân định giữa biển Việt Nam với các quốc gia hữu quan trong khu vực Biển Đông giai đoạn 1982 – 2015. Trên cơ sở đó, nhìn nhận lại những thành tựu và những mặt chưa đạt được trong quá trình đàm phán phân định biển, rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào các giai đoạn phân định biển tiếp theo.

44 Giải pháp tối ưu để bảo vệ ngư dân Việt Nam trước những hành động của Trung Quốc / TS. Bành Quốc Tuấn // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 4 (176)/2016 .- Tr. 54-63 .- 327

Bảo vệ lợi ích của ngư dân, tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm bám biển là một trong những vấn đề cấp thiết đang đặt ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hoạt động nhằm thực thi yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với Biển Đông; cố tình gây thiệt hại về tài sản cho ngư dân Việt Nam. Bài viết phân tích vấn đề dưới góc độ pháp lý, đề xuất một số giải pháp lựa chọn cụ thể góp phần bảo vệ lợi ích của ngư dân Việt Nam.

45 Biển Đông trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ năm 2009 đến nay / NCS. Huỳnh Tâm Sáng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 6/2016 .- Tr. 9-17 .- 327

Khi Trung Quốc chính thức gửi yêu sách “Đường chín đoạn” lên Liên hiệp quốc (2009) thì an ninh Biển Đông ngày càng trở thành quan ngại của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Trước thực tế đó, Ấn Độ đã gia tăng can dự vào vùng biển này nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình. Trên cơ sở những lợi ích chung, cả Ấn Độ và ASEAN đều quan ngại sâu sắc vấn đề an ninh tại Biển Đông. Từ năm 2009, quan hệ Ấn Độ - ASEAN đã ngày càng thắt chặt với sự tương tác hòa bình, cởi mở và xây dựng để góp phần thúc đẩy an nonh Biển Đông.

46 Chính sách can dự của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông và một số khuyến nghị chính sách / Lê Duy Thắng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 3-9 .- 327

Phân tích lập trường của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông. Nguyên nhân Mỹ can dự vào Biển Đông và phương thức can dự. Những tác động từ sự can dự của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông. Khuyến nghị về khả năng tận dụng sự can dự của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông.

47 Sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc và những hệ lụy đối với an ninh khu vực Biển Đông / TS. Đinh Tiến Hiếu // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 4-11 .- 327

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã dành những khoản ngân sách lớn đầu tư cho quân đội nói chung và hải quân nói riêng nhằm thao túng và độc chiếm Biển Đông để giải quyết vấn đề năng lượng trong nước, cũng như hiện thực tham vọng gây ảnh hưởng đến toàn thế giới, thỏa mãn giấc mộng siêu cường.

48 Nhân tố Ấn Độ trong vấn đề Biền Đông hiện nay / ThS. Lê Thị Bích Ngọc, ThS. Bùi Anh Thư // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 01/2016 .- Tr. 23-30 .- 327

Phân tích tầm quan trọng của Biển Đông trong những tính toán chiến lược của Ấn Độ, cũng như vai trò, tác động của nhân tố Ấn Độ trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Từ đó nhấn mạnh rằng, Ấn Độ, mặc dù không tuyên bố chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông nhưng nước này cần lưu ý vai trì của mình như một bên chia sẻ lợi ích chung hợp pháp đối với an ninh và ổn định tại vùng biển chiến lược này.

49 Những thách thức trong quá trình triển khai vành đai kinh tế và con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ XXI của Trung Quốc / ThS. Nguyễn Tăng Nghị // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 01/2016 .- Tr. 39-49 .- 327

Một trong những công cụ chủ yếu để Trung Quốc thực hiện tham vọng là cường quốc toàn diện có ảnh hưởng toàn cầu đó là dự án “Một vành đai, một con đường”. Tuy nhiên, sự trỗi dậy mạnh mẽ này đang vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các cường quốc như Mỹ, Nga, Ấn Độ và EU cũng như những quan ngại của các quốc gia láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Vì vậy quá trình triển khai, tư duy theo kiểu “dò đá sang sông” sẽ là nền tảng cơ bản để đi đến thành công. Cùng với đó, Trung Quốc sẽ từng bước hóa giải những thách thức, cản trở khi thực hiện dự án này. Đây chính là những vấn đề mà bài viết tập trung phân tích. Đồng thời tác giả cũng sẽ đưa ra những dự báo về cách thức lựa chọn để giải quyết những thách thức ấy.

50 Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc trong thế kỷ XXI – Nhìn từ góc độ Biển Đông / ThS. Nguyễn Tăng Nghị // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 33-45 .- 327

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thời gian qua cùng với một số chính sách đã triển khai khiến các nước láng giềng cảm thấy bất an, lo lắng. Để chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc thực sự mang lại hiệu quả, Trung Quốc cần phải thể hiện một thái độ ôn hòa, hợp tác với một tinh thần và vị thế của một nước lớn, đóng vai trò quan trọng trong khu vực và quốc tế.