CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ô nhiễm nước
1 . Đánh giá đặc điểm ô nhiễm As, Pb, Cu, Zn trong nước ở làng nghề Đông Mai (Hưng Yên) bằng các chỉ số đánh giá / Đỗ Thị Thủy Tiên, Đoàn Anh Tuấn, Lê Quang Đạo, Đông Thu Vân, Phạm Lan Hoa // .- 2024 .- Số 10 .- Tr. 4-15 .- 363
Đánh giá sự phân bố As, Pb, Cu, Zn trong môi trường nước và đặc điểm ô nhiễm kim loại nặng tại làng nghề Đông Mai để đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình ô nhiễm cũng như giúp các nhà hoạch định chính sách thực hiện các chính sách cải thiện môi trường tốt hơn, nâng cao nhận thức của người dân về môi trường trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt tại địa phương.
2 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước hồ Than Thở và hồ Văn Quán / Cái Anh Tú // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 21-25 .- 363
Đánh giá chính xác và toàn diện hiện trạng chất lượng nước, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm cải thiện chất lượng nước. Nghiên cứu đã áp dụng một số công cụ phù hợp như: chỉ số chất lượng nước (VN_WQI) (Tổng cục Môi trường, 2019), phân tích tương quan Pearson, T-test để đánh giá mối tương quan của các thông số ô nhiễm trong nước hồ (Boyacioglu, H., 2008).
3 Sự hiện diện và tính nguy hại của “các chất ô nhiễm đáng quan ngại mới CECs” trong môi trường nước mặt, nước cấp cho sinh hoạt ở Việt Nam / Trương Thị Ngọc Thảo // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 45-48, 54 .- 363
Giới thiệu chung về các chất ô nhiễm đáng quan ngại mới (CECs); tính nguy hại của CECs; hiện trạng về sự hiện diện CECs tại Việt Nam; một số quy chuẩn hiện hành đối với CECs trong môi trường nước.
4 Diễn biến chất lượng môi trường không khí và nước khu vực miền Bắc đợt 5 năm 2022 / Nguyễn Gia Cường, Phạm Thị Thùy // Môi trường .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 24-26, 46 .- 363
Phân tích hiện trạng chất lượng ô nhiễm môi trường không khí tại một số khu đô thị, khu công nghiệp và trục giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Phân tích hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trên lưu vực sông Nhuệ Đáy và sông Cầu.
5 Dự báo xâm nhập mặn nước dưới đất khu vực thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh biến đổi khí hậu / Nguyễn Bách Thảo, Vũ Thu Hiền, Hoàng Thanh Sơn // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 23 (397) .- Tr. 38-40 .- 363
Sử dụng phương pháp mô hình số để đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn nước dưới đất khu vực thành phố Đà Nẵng và dự báo cho giai đoạn 2035-2065 theo các kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6 Phát hiện ô nhiễm nguồn nước từ cảm biến sinh học / Phạm Thị Thùy Phương, Nguyễn Phúc Hoàng Duy // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 7(760) .- Tr. 34-35 .- 363
Nghiên cứu trình bày phương pháp phát hiện ô nhiễm nguồn nước từ cảm biến sinh học, thiết bị phát hiện độc tố trong nước chỉ sau 10 phút. Sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là khả năng tạo vi sinh tại nguồn và cho kết quả ngay lập tức, góp phần phát hiện cảnh báo sớm độ độc trong nước, kịp thời ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước trước khi ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu dung dịch chuẩn phục vụ việc đo độ độc trong nước thải từ nhà máy giấy và ứng dụng phát triển thành thiết bị quan trắc cho các đơn vị nuôi trồng thủy hải sản trên sông, hồ, tránh xảy ra tình trạng người dân trắng tay trước cảnh cá chết sau một đêm vì nước nhiễm chất độc. Sản phẩm giúp cảnh báo sớm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước một cách nhanh chóng và chính xác.
7 Nghiên cứu thành phần hóa học nguồn nước phục vụ bảo tồn gen và phát triển chuỗi giá trị bò H’mông ở miền núi phía Bắc / Vũ Thị Minh Hồng, Đỗ Thị Hải // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 3(Tập 64) .- Tr. 7-10 .- 540
Nhằm nghiên cứu thành phần hóa học nguồn nước phục vụ bảo tồn gen và phát triển chuỗi giá trị bò H’mông ở miền núi phía Bắc. Đây là khu vực được định hướng phát triển đàn bò hạt nhân bảo tồn gen giống tốc bò H’mông. Trong chăn nuôi bò, nguồn nước đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của đàn bò. Ở khu vực triển khai dự án, nước sinh hoạt thường được lấy từ nguồn nước giếng khoan hoặc nguồn nước mặt từ các khe núi đá, các nguồn này thường có độ cứng cao và có thể bị ô nhiễm kim loại nặng, NO2 hay E. coli cao. Quá trình xâm nhập của vi khuẩn, các kim loại nặng hay các chất hữu cơ có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước đã và đang được Trung tâm sử dụng làm nguồn nước nuôi dưỡng và chăm sóc bò, tình trạng ô nhiễm này có thể gia tăng mạnh vào mùa mưa hàng năm.
8 Xây dựng và triển khai công cụ tạo lập thị trường trong kiểm soát ô nhiễm nước thải, khí thải : kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam / Lê Thị Phượng, Nguyễn Thị Trang // Môi trường .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 41-43 .- 363
Trình bày kinh nghiệm thế giới trong xây dựng và triển khai nhóm công cụ tạo lập thị trường. Một số gợi ý rút ra cho Việt Nam đối với thị trường mua bán giấy phép xả thải nước thải và khí thải.
9 Nghiên cứu lan truyền khối nước mang mầm bệnh trong hệ thống nuôi trồng thủy sản ven biển / Nguyễn Đình Vượng, Tăng Đức Thắng // .- 2021 .- Số 6(Tập 63) .- Tr. 18-22 .- 363
Trình bày kết quả ứng dụng lý thuyết thành phần nguồn nước kết hợp sử dụng mô hình toán chất lượng một chiều (MIKE11) để tính toán mô phỏng thành phần nước mang mầm bệnh thủy sản lan truyền trong hệ thống nuôi trồng thủy sản (NTTS) vùng ven biển tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ lan truyền khối nước bệnh trong hệ thống khá nhanh và mở rộng ra phạm vi lớn, các trường hợp vận hành tiêu thoát nước mang nguồn bệnh đã được đề xuất nhằm khống chế và giảm thiểu dịch lây lan. Việc ứng lý thuyết thành phần nguồn nước vào nghiên cứu riêng sự lan truyền mầm bệnh theo đường nước là vấn đề mới, đây cũng là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ thiết kế quy hoạch hệ thống thủy lợi các vùng nuôi tôm ven biển hợp lý và bền vững.
10 Một số vấn đề pháp lý về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam / Trần Linh Huân // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 07(137) .- Tr.33 – 41 .- 340
Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là một trong những vấn đề quan trọng cần phải bảo đảm thực hiện hiệu quả để góp phần vào việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề kiểm soát ô nhiễm nguồn nước vẫn còn tồn tại một số bất cập nhất định, vì vậy cần phải có những giải pháp để khắc phục vấn đề này. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá làm rõ các vấn đề bất cập trong quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện.