CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Công trình xây dựng

  • Duyệt theo:
32 Một số tồn tại trong công tác lập dự toán kiểm định công trình xây dựng / PGS. TS. Đặng Thị Xuân Mai // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 126-129 .- 693

Phân tích một số tồn tại bất cập trong khi lập dự toán kiểm định công trình xây dựng như về định mức, đơn giá áp dụng và nội dung cách tính dự toán.

34 Đánh giá mô hình thời gian – chi phí của Bromilow áp dụng đối với các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam / NCS. ThS. Nguyễn Thị Hậu // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 38-41 .- 690

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Bromilow đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2018.

35 Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp cách âm giảm ồn trong công trình xây dựng / KS. Nguyễn Thị Tuyết Hương, TS. Trần Vũ Tự // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 55-62 .- 690

Đánh giá các giải pháp cách âm giảm ồn trong công trình xây dựng thông qua so sánh độ giảm mức âm của các loại kết cấu và vật liệu cách âm. Bằng cách tiến hành thực nghiệm tạo ra 10 hộp mẫu thí nghiệm của các loại kết cấu và vật liệu cách âm, nghiên cứu tiến hành đo mức âm để phân tích, đánh giá, so sánh mức độ âm của các loại vật liệu và kết cấu này.

36 Ứng dụng lực mao dẫn trong việc tách nước ra khỏi đất cho các công trình / TS. Nguyễn Quốc Văn, Dr. Trịnh Trung Tiến // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 04 .- Tr. 18-21 .- 690

Công tác tách nước ra khỏi đất mà vẫn giữ nguyên pha rắn là vấn đề vô cùng quan trọng và đã được quan tâm rất nhiều trên thế giới. Tách nước mà không mang theo hạt đất thì nước sẽ trong, hệ thống thoát nước sẽ không bị tắc trong quá trình sử dụng. Bài báo trình bày một ứng dụng rất độc đáo của lực mao dẫn trong việc tách nước ra khỏi đất có thể áp dụng cho các công trình cầu đường, hầm, sân bóng, sân golf.

37 Giải pháp EPS và khả năng ứng dụng trong xây dựng công trình trên đất yếu tại Việt Nam / Trương Quốc Bảo, Phạm Hoàng Kiên, Vũ Anh Tuấn // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 04 .- Tr. 22-26 .- 690

Nghiên cứu tổng quan về vật liệu EPS và đề xuất một số khả năng ứng dụng vật liệu EPS vào xây dựng công trình tại Việt Nam.

38 Nghiên cứu áp dụng phương pháp thống kê đánh giá mức độ biến động khi thi công lớp cấp phối đá dăm ở Việt Nam / TS. Bùi Tuấn Anh, PGS. TS. Nguyễn Quang Phúc // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 04 .- Tr. 31-35 .- 690

Trình bày kết quả nghiên cứu xác định độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu cơ bản như thành phần cấp phối, độ hao mòn, chỉ số CBR, giới hạn chảy, chỉ số dẻo, hàm lượng hạt thoi dẹt, độ chặt đầm nén, tích số dẻo khi thi công các lớp cấp phối đá dăm ở Việt Nam gần đây.

39 Nghiên cứu giải pháp mố đất có cốt (MSE) trong xây dựng công trình / PGS. TS. Hoàng Quốc Long, ThS. Lê Thời Hữu, ThS. Phạm Đức Tuấn // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 03 .- Tr. 36-40 .- 624

Các kết cấu đất có cốt được nghiên cứu ở Mỹ từ những năm 1971, ban đầu chủ yếu được dùng cho tường chắn đất, sau đó đã được áp dụng rất tốt cho nhiều kết cấu chịu tải trọng tập trung lớn và trong ngành đường sắt, các công trình công nghiệp và cầu đường bộ. Sự áp dụng thành công đặt nền móng cho một hệ kết cấu mới có tính cạnh tranh. Bài báo giới thiệu về giải pháp này và khả năng áp dụng tại Việt Nam.

40 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp khi áp dụng phương pháp phân tích năng lượng vòng đời (LCEA) để đánh giá vòng đời tại công trình nhà ở tại Việt Nam / Lê Đình Linh, Nguyễn Thế Quân // Kinh tế Xây dựng .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 8-13 .- 624

Đánh giá vòng đời công trình (Life cycle assessment - LCA) là công việc nhằm cung cấp các thông tin cho người ta quyết định xác định được lượng năng lượng cần cung cấp cho công trình, từ đó nhận biết các cơ hội để cải thiện hiệu năng môi trường của công trình tại mọi giai đoạn trong vòng đời của nó, giúp lựa chọn được sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp công trình tiếp cận xu hướng xây dựng bền vững. Đánh giá vòng đời có thể được sử dụng trong suốt các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng, từ thiết kế thi công đến vận hành công trình. Phương pháp phân tích năng lượng vòng đời (Life cycle energy analysis - LCEA) là một phương pháp khá dễ sử dụng, nên được dùng khá phổ biến cho hoạt động này. Bài báo này chỉ ra rằng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc áp dụng LCEA nhằm đánh giá vòng đời công trình xây dựng nói chung và nhà ở nói riêng có những thuận lợi nhất định khi xác định năng lượng hàm chứa ban đầu của tòa nhà, tuy nhiên, để xác định năng lượng hàm chứa ban đầu của tòa nhà, tuy nhiên, để xác định được năng lượng vận hành và năng lượng phá dỡ tòa nhà sẽ tương đối khó khăn. Một số giải pháp để giải quyết các khó khăn đã được chỉ ra, trong đó có giải pháp về áp dụng mô hình thông tin công trình.