CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giao thông công cộng
1 Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông trong quy hoạch đô thị tại Việt Nam / Thân Đình Vinh, Lê Văn Chè // .- 2024 .- Tháng 07 .- Tr. 74-79 .- 711
Nghiên cứu này tổng hợp chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông trong quy hoạch đô thị tại Việt Nam từ năm 1997 đến nay, đồng thời nghiên cứu cũng tổng hợp chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông trên thế giới trên cơ sở đó đề xuất bổ sung thêm chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông trong quy hoạch đô thị vào quy chuẩn quy hoạch xây dựng. Hy vọng những kết quả này sẽ giúp hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học trong công tác phát triển đô thị tại Việt Nam hiện nay.
2 Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng tại Nhật Bản : bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Mai Chi // .- 2024 .- Số (127+128) .- Tr. 52-57 .- 711
Phân tích kinh nghiệm phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng của Nhật Bản thông qua ba dự án điển hình: tái phát triển khu vực ga Tokyo, xây dựng khu đô thị mới Tama Garden City và dự án tuyến đường sắt Tsukuba Express.
3 Đánh giá thời gian trễ xe tại giao lộ không kiểm soát người đi bộ cho việc thiết kế làn đường riêng cho giao thông công cộng / Lê Đức Long // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 15-19 .- 690
Trình bày kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của người đi bộ đến sự chậm trễ của các phương tiện giao thông tại các giao lộ không kiểm soát người đi bộ. Dựa trên các kết quả thu được, các khuyến nghị được đề xuất để tăng năng lực thông hành của nút giao thông không kiểm soát đồng thời cũng đảm bảo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ.
4 Thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng giao thông xanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên / / Nguyễn Văn Chung, Ứng Thị Thúy Hà, Nguyễn Việt Phương, Nguyễn Hải Vân Hiền // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 26-31 .- 711
Trình bày tổng quan thực trạng và một số giải pháp phát triển giao thông xanh trên địa bàn Tp. Thái Nguyên thông qua việc ưu tiên phát triển giao thông công cộng kết hợp với giao thông đi bộ và xe đạp; tăng cường phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch cho Tp. Thái Nguyên trong tương lai.
5 Giải pháp quản lý giao thông công cộng bằng hệ thống quản lý giao thông thông minh (ITS) tại Thành phố Hồ Chí Minh / TS. Phạm Văn Tài // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 52-55 .- 624
Đưa ra một cái nhìn tổng quan về các ứng dụng ITS ở thành phố Hồ Chí Minh, một số yếu tố cơ bản của một đô thị ứng dụng ITS và việc tích hợp các yếu tố này vào toàn bộ ITS sẽ được phân tích khi đưa vào quản lý giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh.
6 Nghiên cứu đề xuất cải thiện giao thông tiếp cận vì cộng đồng cho Cảng hàng không-Sân bay / Trịnh Đức Thắng, Nguyễn Quốc Văn // Xây dựng .- 2017 .- Số 07 .- Tr. 76-80 .- 624
Bài viết bao gồm bốn phần chính đó là: Kết cấu hạ tầng, cơ chế chính sách, tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện nay cũng như triển vọng về giao thông tiếp cận trợ giúp người khuyết tật trong lĩnh vực hàng không nước ta.
7 Mô hình tổ chức điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng của Cộng hòa Pháp và một số định hướng áp dụng cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông nhằm cải thiện khả năng tiếp cận / TS. Tống Ngọc Tú // Xây dựng .- 2017 .- Số 02 .- Tr. 71-75 .- 624
Nêu vấn đề về hiện trạng tính tiếp cận đến các điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng, các khái niệm – thuật ngữ và cơ sở lý luận cho việc tổ chức điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng trong mối quan hệ với quy hoạch đô thị (các mô hình kịch bản phát triển), từ đó nêu lên một số định hướng nhằm cải thiện và nâng cao khả năng tiếp cận đến các điểm trung chuyển đường sắt đô thị, cụ thể tuyến Cát Linh – Hà Đông.
8 Quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng Bordeaux và bài học kinh nghiệm cho phát triển đô thị bền vững thành phố Đà Nẵng / ThS. Trần Hoài Nam // Quy hoạch xây dựng .- 2014 .- Số 65+66/2014 .- Tr. 108-111. .- 624
Giới thiệu về thành phố Bordeaux và hệ thống giao thông công cộng. Sự thành công của mạng lưới giao thông công cộng của thành phố Bordeaux và bài học kinh nghiệm cho phát triển giao thông công cộng thành phố Đà Nẵng.