CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách Đối ngoại--Trung Quốc
1 Nhìn lại đối ngoại Trung Quốc năm 2021 / TS. Trần Thị Hải Yến, TS. Võ Minh Hùng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 5(255) .- Tr. 10-19 .- 327
Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo của đối ngoại Trung Quốc năm 2021, từ đó đánh giá những điểm nổi bật của nước này và xu hướng chính trong năm 2022.
2 Vài nhận thức về giá trị cốt lõi trong hành xử đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc / Nguyễn Anh Cường, Trần Quang Khải, Nguyễn Thị Phương Linh // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 2(287) .- Tr. 23-34 .- 327
Bài viết không chỉ tập trung phân tích nhận thức về giá trị cốt lõi trong hành xử đối ngoại cảu Mỹ và Trung Quốc, mà còn đi sâu vào so sánh các giá trị qua các thế hệ lãnh đạo của hai quốc gia để thấu hiểu các điểm khác biệt và tương đồng căn bản nhất.
3 Ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 2012 đến nay / Nguyễn Đức Tâm // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 2(252) .- Tr. 25-33 .- 327
Đề cập đến những vấn đề về chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đồng thời phân tích ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Nhật Bản, Đài Loan và vấn đề Biển Đông năm 2012 đến nay. Trong phần cuối của bài viết, tác giả đưa ra những đánh giá khái quát về ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trong chính sách đối ngoại đối với từng đối tượng kể trên.
4 Nhận diện chính sách nước lớn kiểu mới của Trung Quốc ở Đông Nam Á từ đầu thế kỷ XXI đến nay / Hồ Quốc Phú // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 5 (225) .- Tr. 39 - 48 .- 327
Cơ sở hình thành chính sách nước lớn kiểu mới của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á; Nội dung chính sách nước lớn kiểu mới của Trung Quốc ở Đông Nam Á từ đầu thế kỷ XXI đến nay.
5 Đối ngoại Trung Quốc năm 2019 / Hoàng Tuệ Anh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 2 (222) .- Tr. 19-28 .- 327
Phân tích những điều chỉnh về tư duy đối ngoại và hoạt động đối ngoại của Trung Quốc trong năm 2019 nhằm ứng phó với sự gia tăng nhân tố rủi ro trong môi trường an ninh đối ngoại của nước này, đặc biệt trước bối cảnh nước Mỹ thay đổi chính sách, sử dụng cách tiếp cận ngày càng cứng rắn đối với Trung Quốc.
6 Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Đinh Công Tuấn // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 4 (212) .- Số 4 (212) .- 327
Phân tích những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ sau đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012) đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thông qua các chiến lược ‘Ngoại giao nước lớn” và “Vành đai và Con đường”. Từ đó, bài viết đã luận giải những hàm ý chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới.
7 Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội 19 và tác động đối với khu vực Đông Nam Á / Bùi Nam Khánh, Bùi Thị Thu Huế // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 1 (116) .- Tr.116 – 138 .- 327
Phân tích những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội 19 và tác động từ điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á.
8 Việt Nam trong chiến lược toàn cầu mới của Trung Quốc / Phí Hồng Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 10 (212) .- Tr. 3-14 .- 327
Trong chiến lược toàn cầu, những chương trình kết nối phát triển liên khu vực của Trung Quốc đang đưa ra cho thấy dù Việt Nam thuộc cả con đường tơ lụa trên bộ cũng như trên biển, nhưng thực tế Việt Nam lại chỉ có ý nghĩa kết nối hết sức mờ nhạt không chỉ trên toàn Sáng kiến Vành đai và Con đường, mà ngay cả trên khu vực Bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á. Thực tế Bắc kinh luôn có thái độ e ngại, ngờ vực và thiếu thiện chí đối với Việt Nam, với chiến lược song song vừa cân bằng vừa can dự, vừa kiềm chế vừa lôi kéo.
9 Quan hệ quốc tế kiểu mới: Bước chuyển về an ninh đối ngoại của Trung Quốc / Nguyễn Nhâm // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 9 (205) .- Tr. 67-86 .- 327
“Quan hệ quốc tế kiểu mới” là cụm từ ghi trong Văn kiện XIX Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích những diễn giải của giới chức và lãnh đạo Trung Quốc thì nội hàm của cụm từ nêu trên bao gồm các thành tối: Về mực tiêu, đó là phát triển hòa bình, mở cửa, cùng thắng, đạo nghĩa gắn với lợi ích; về quan điểm an ninh, đó là chung, tổng thể, bao trùm, hợp tác, bền vững, phát triển sáng tạo, cùng có lợi; về phương thức, đó là đẩy mạnh giao lưu văn hóa, hội nhập và bao dung; về vị thế, Trung Quốc sẽ đóng góp cho an ninh toàn cầu và giữ gìn trật tự thế giới…
10 Đánh giá chiến lược toàn cầu của Trung Quốc ở khu vực Châu Âu / Nghiên cứu Trung Quốc // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 4 (200) .- Tr. 33-42 .- 327
Phân tích các đánh giá, nhận xét của các học giả ở Liên minh Châu Âu về chiến lược toàn cầu của Trung Quốc dưới thời Chủ tích Tập Cận Bình, từ Đại hội XVIII tới Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.