CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách Đối ngoại--Trung Quốc
21 Chính sách của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á – Những thuận lợi và thách thức / Đinh Hiền Lương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2017 .- Số 9 (193) .- Tr. 69-82 .- 327
Bài viết chia làm ba phần chính: Phần một phân tích cơ sở mục tiêu, lợi ích chiến lược trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Phần hai tập trung vào quan hệ Trung Quốc – ASEAN, nhấn mạnh vai trò và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á. Cuối cùng, bài viết sẽ đề cập tới những thuận lợi và thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt khi theo đuổi Sáng kiến Vành đai và Con đường – một trong những trọng tâm đối ngoại của ông Tập Cận Bình ở Đông Nam Á.
22 Chiến lược “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc và phản ứng của ASEAN / Trần Thị Thu Hà // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 11 (60) .- Tr. 25-31 .- 327
Làm rõ mối liên quan giữa “ Chuỗi ngọc trai” và Biển Đông, đặc biệt là phản ứng của các nước ASEAN.
23 Chiến lược “Một vành đai – một con đường” của Trung Quốc và những tác động tới Liên minh Châu Âu / PGS. TS. Nguyễn An Hà, ThS. Nguyễn Thế Vinh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2017 .- Số 7 (202) .- Tr. 3-16 .- 327
Trình bày các ý kiến, đánh giá, quan điểm, dự báo tác động của học giả Liên minh Châu Âu về chiến lược OBOR của Trung Quốc.
24 Tầm nhìn lãnh đạo – Yếu tố quyết định thành công của sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc / TS. Đinh Hiền Lương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 9 (199) .- Tr. 9-20 .- 327
Phần đầu bài viết tập trung làm rõ khái niệm “tầm nhìn lãnh đạo” và khung phân tích chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Tiếp đó, bài viết sẽ phân tích cơ sở hình thành “tầm nhìn lãnh đạo” của Chủ tịch Tập Cận Bình ở khu vực Đông Nam Á trong tổng thể chiến lược đối ngoại ở Đông Á. Cuối cùng, bài viết sẽ đề cập tới những thuận lợi và thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong triển khai Sáng kiến “Vành đai và Con đường”.