CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật thế giới

  • Duyệt theo:
1 Pháp luật quốc tế về quyền tiếp cận công lý và thực tiễn ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Hải // .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 69-75 .- 341.48

Luât quốc tế về quyền con người coi tiếp cận công lý không chỉ là quyền được tiếp cận với các biện pháp khắc phục của hệ thống tư pháp, mà còn là một cách tiếp cận nhằm bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền của các nhóm dễ bị tổn thương và nhóm bị gạt ra bên lề. Về cơ bản, quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam tương thích với hệ thống pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, việc hỗ trợ tiếp cận công lý thì chưa hiệu quả.

2 Pháp luật quốc tế, châu Âu về hoà giải trong lĩnh vực hình sự và kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Huỳnh Tấn Duy // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 1 (122) .- Tr. 47 – 57 .- 340

Bài viết trình bày những vấn đề lý luận; phân tích pháp luật quốc tế; pháp luật châu Âu về hoà giải trong tố tụng hình sự; phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hoà giải, đánh giá thực tiễn áp dụng; đưa ra giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao hiệu quả thực hiện hoà giải trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

3 Pháp luật quốc tế về quản lí tài nguyên khoáng sản tại vùng di sản chung của loài người / Phạm Hồng Hạnh // Luật học .- 2018 .- Số 7 (218) .- Tr. 3 – 13 .- 340

Bài viết phân tích cơ chế quản lí tài nguyên khoáng sản tại Vùng trên ba phương diện: Cơ sở pháp lí, chủ yếu có thẩm quyền quản lí, nội dung quản lí, từ đó đưa ra một số đánh giá về cơ chế quản lí khoáng sản tại vùng biển này theo những quy định trong luật quốc tế hiện nay.

4 Mô hình và thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý trên thế giới / TS. Đinh Ngọc Thắng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 7 (214) .- Tr. 23-31 .- 340

Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới rất phong phú và đa dạng nhưng nhìn chung đều hàm chứa tính chất chung là hoạt động mang tính kinh tế, pháp lý, xã hội và nhân đạo. Bài viết tìm hiểu mô hình thực tiễn trợ giúp pháp lý của một số nước trên thế giới.

5 Chứng minh tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Hoa Kỳ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Tấn Hoàng Hải // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 5 (117) .- Tr. 32 – 37 .- 340

Trước khi xác định mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu, nguyên đơn phải cung cấp bằng chứng để chứng minh cho yêu cầu bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần là có cơ sở và phù hợp với số tiền bồi thường mà nguyên đơn yêu cầu được hưởng. Bởi lẽ, tổn thất về tinh thần có thể là một trong những vấn đề khó khăn nhất để chứng minh vì chủ yếu là liên quan đến tâm lý. Cách hiệu quả nhất để chứng minh tổn thất về tinh thần của người bị xâm phạm là xem xét các biểu hiện của nó.

6 Những thay đổi quan trọng trong quy định pháp luật của Liên minh Châu Âu về nhãn hiệu / Nguyễn Hồ Bích Hằng // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116) .- Tr. 55 – 59 .- 340

Giới thiệu và phân tích những thay đổi trong quy định của pháp luật Liên minh châu Âu về các loại nhãn hiệu phi truyền thống mới được ghi nhận như nhãn hiệu đa phương tiện, nhãn hiệu hình ảnh động, nhãn hiệu ảnh ba chiều. Ngoài ra, bài viết này cũng phân tích các quy định về nhãn hiệu chứng nhận lần đầu tiên được ghi nhận ở cấp độ châu Âu.

7 Quyền được sử dụng thực phẩm an toàn theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam / Vũ Công Giao, Nguyễn Đình Đức // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 6 (362) .- Tr. 74-84 .- 340

Phân tích khái niệm và nội dung các quy định về quyền được sử dụng thực phẩm an toàn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, qua đó đưa ra một số khuyến nghị đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay.

8 Thẩm phán không chuyên trong phiên tòa hình sự: mô hình của Hoa Kỳ, Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam / Võ Minh Kỳ, Nguyễn Phương Anh // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 6 (362) .- Tr. 30-38, 45 .- 340

Tiến hành phân tích so sánh với mô hình hội thẩm nhân dân tại Việt Nam, từ đó chỉ ra một số bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.

9 Phòng ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam / Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Hà // Luật học .- 2018 .- Số 11 (210) .- Tr. 32-45 .- 340

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam trong những năm tới đây.

10 Phương pháp so sánh trong nghiên cứu pháp luật nước ngoài / Đinh Ngọc Thắng // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 3 (359) .- Tr. 78-84 .- 340

Trình bày một số suy nghĩ về đối tượng và phương pháp của so sánh pháp luật, từ đó nêu ra những khoa khăn, trở ngại trong lĩnh vực nghiên cứu này.