CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bất bình đẳng xã hội
1 Bất bình đẳng trong cơ hội giáo dục của học sinh cuối cấp 2 tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh / Lê Thị Mỹ // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 64-66 .- 658
Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu định lượng và lý thuyết về bất bình đẳng cơ hội giáo dục và nhu cầu của cá nhân trong giáo dục và vốn văn hóa để tìm hiểu các nguyên nhân về bất bình đẳng trong cơ hội giáo dục của học sinh lớp 9 ở hai trường trung học cơ sở. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn gốc xã hội và vốn văn hóa có ảnh hưởng đến sự đạt được về giáo dục của học sinh. Đự đầu tư của hộ gia đình cho giáo dục con cái ở các nhóm thu nhập không có sự chênh lệch cao. Học sinh có nguồn gốc xuất thân từ cha mẹ có học vấn cao, người cha có nghề nghiệp ổn định, mức sống hộ gia đình không thuộc nhóm nghèo có cơ hội đạt được kết quả học tập cao hơn so với những học sinh có nguồn gốc xuất thân khác.
2 Vai trò của nhà nước trong giảm thiểu bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam / Hồ Diệu Huyền // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 2 (198) .- Tr. 34-47 .- 305
Phân tích, tổng hợp những tài liệu, nghiên cứu, báo cáo có uy tín nhằm chỉ ra vai trò của nhà nước trong giảm thiểu bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và y tế.
3 Tranh đấu tìm nguồn tài trợ và chống lại bất bình đẳng hậu Covid-19 / Hans de Wit, Philip G. Altbach // Giáo dục Đại học Quốc tế .- 2021 .- Số 105 .- Tr. 2-4 .- 301
Đại dịch Covid-19 đã mở ra chiếc hộp Pandora về vai trò giáo dục Đại học trong tương lai. Giáo dục trực tuyến được chấp nhận trong một thời gian ngắn, nhưng cũng cho thấy rõ rằng các cơ sở giáo dục Đại học cũng là một cộng đồng sống gồm giảng viên và sinh viên. Đại dịch đã làm nổi bật tầm quan trọng của sự hợp tác nghiên cứu quốc tế nhưng do kinh tế suy thoái nghiêm trọng, đại dịch làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục Đại học và nghiên cứu.
4 Phân tách bất bình đẳng hạnh phúc bằng hồi quy: Bằng chứng thực nghiệm mới từ 126 quốc gia / Trần Quang Tuyến // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 239 .- Tr. 2-9 .- 658
Sử dụng dữ liệu về hạnh phúc từ 126 nước trong giai đoạn 2009-2016, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tách bất bình đẳng bằng hồi quy để xem xét đóng góp của các nhân tố tới bất bình đẳng hạnh phúc trên thế giới. Kết quả cho thấy mô hình phân tích giải thích được khoảng 70 phần trăm biến động của bất bình đẳng hạnh phúc trong thời gian nên trên. Trong đó, mức thu nhập bình quân đầu người có đóng góp nhiều nhất, chiếm tới 40 phần trăm tổng bất bình đẳng. Các nhân tố xã hội khác như hỗ trợ xã hội (khả năng nhận hỗ trợ từ bạn bè hay người thân khi gặp khó khăn), mức độ tự do lựa chọn cuộc sống và sự hào phóng (cho tiền từ thiện) lần lượt đóng góp khoảng 17 phần trăm, 8 phần trăm và 3 phần trăm tới tổng bất bình đẳng hạnh phúc. Tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập cũng có đóng góp nhỏ tới bất bình đẳng hạnh phúc (4 phần trăm và 2 phần trăm). Bài viết đưa ra hàm ý chính sách góp phần gia tăng hạnh phúc cho các nước ít hạnh phúc hơn và qua đó giảm thiểu bất bình đẳng về hạnh phúc giữa các nước trên thế giới.
5 Chênh lệch tài sản hộ gia đình ở Việt Nam: Nhìn từ góc độ giới / Võ Hồng Đức, Phạm Ngọc Thạch // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 267 .- Tr. 11-22 .- 330
Bất bình đẳng tài sản là một khía cạnh quan trọng của bất bình đẳng kinh tế và là một nguyên nhân ngày càng thiết yếu cho bất bình đẳng. Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét chênh lệch tài sản hộ gia đình theo giới tính tại Việt Nam với dữ liệu từ VHLSS 2016. Kết quả thống kê cho thấy các hộ gia đình do nam giới làm chủ có nhiều tài sản hơn ở phần nửa dưới phân phối và điều ngược lại ở nửa trên phân phối. Chênh lệch được thể hiện chủ yếu ở thu nhập và nhà ở. Kết quả từ mô hình hồi quy chỉ ra rằng tình trạng hôn nhân, tuổi của chủ hộ, học vấn có tác động đến tài sản ròng của hộ gia đình, cả nam giới và nữ giới. Phân tích phân rã trong nghiên cứu này cho thấy rằng những sự khác biệt của các đặc điểm giữa nam giới và nữ giới giải thích hoàn toàn cho chênh lệch tài sản ở những phân vị thấp.
6 Việc làm công phi chính thức và bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam / Trần Quang Tuyến // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 264 tháng 4 .- Tr. 55-65 .- 330
Sử dụng bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2016, kết hợp với phương pháp phân tách bất bình đẳng theo nguồn thu nhâp, nghiên cứu này đã lượng hóa đóng góp của thu nhập từ viêc làm công phi chính thức tới bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng thu nhâp từ làm công phi chính thức làm giảm bất bình đẳng ở cả thành thị và nông thôn, cũng như ở tám vùng địa lý của Việt Nam. Tác động tương tự cũng được tìm thấy ở nguồn thu nhâp từ nông nghiệp. Trong khi đó, thu nhập từ việc làm phi nông nghiệp tự làm làm gia tăng đáng kể bất bình đẳng ở tất cả các vùng. Thu nhập từ làm công chính thức làm tăng nhiều tới bất bình đẳng ở mọi vùng, ngoại từ vùng Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cung cấp một số hàm ý chính sách về giảm nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam.
7 Bất bình đẳng xã hội ở các dân tộc thiểu số: Thực trạng và định hướng giải pháp / PGS.TS. Đặng Nguyên Anh // Dân tộc học .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 3 – 11 .- 305.895 9
Dựa trên số liệu vĩ mô cấp quốc gia, bài viết nhận diện thực trạng bất bình đẳng xã hội ở các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng của các dân tộc thiểu số.