Phân tách bất bình đẳng hạnh phúc bằng hồi quy: Bằng chứng thực nghiệm mới từ 126 quốc gia
Tác giả: Trần Quang TuyếnTóm tắt:
Sử dụng dữ liệu về hạnh phúc từ 126 nước trong giai đoạn 2009-2016, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tách bất bình đẳng bằng hồi quy để xem xét đóng góp của các nhân tố tới bất bình đẳng hạnh phúc trên thế giới. Kết quả cho thấy mô hình phân tích giải thích được khoảng 70 phần trăm biến động của bất bình đẳng hạnh phúc trong thời gian nên trên. Trong đó, mức thu nhập bình quân đầu người có đóng góp nhiều nhất, chiếm tới 40 phần trăm tổng bất bình đẳng. Các nhân tố xã hội khác như hỗ trợ xã hội (khả năng nhận hỗ trợ từ bạn bè hay người thân khi gặp khó khăn), mức độ tự do lựa chọn cuộc sống và sự hào phóng (cho tiền từ thiện) lần lượt đóng góp khoảng 17 phần trăm, 8 phần trăm và 3 phần trăm tới tổng bất bình đẳng hạnh phúc. Tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập cũng có đóng góp nhỏ tới bất bình đẳng hạnh phúc (4 phần trăm và 2 phần trăm). Bài viết đưa ra hàm ý chính sách góp phần gia tăng hạnh phúc cho các nước ít hạnh phúc hơn và qua đó giảm thiểu bất bình đẳng về hạnh phúc giữa các nước trên thế giới.
- Bất bình đẳng trong cơ hội giáo dục của học sinh cuối cấp 2 tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
- Vai trò của nhà nước trong giảm thiểu bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam
- Tranh đấu tìm nguồn tài trợ và chống lại bất bình đẳng hậu Covid-19
- Chênh lệch tài sản hộ gia đình ở Việt Nam: Nhìn từ góc độ giới
- Việc làm công phi chính thức và bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam