CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Vốn--Doanh nghiệp
1 Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh / Lê Hồng Hạnh, Lê Quốc Việt, Trần Kim Ngân // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 11(120) .- Tr. 77-86 .- 658
Nghiên cứu sử dụng mô hình đo lường chất lượng dịch vụ mới ROPMIS như một phát hiện thú vị nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng dựa trên mô hình gốc dùng để đo lường chất lượng dịch vụ vận tải biển ở Việt Nam. Dựa trên các phát hiện, nghiên cứu khuyến nghị một số giải pháp giúp gia tăng sự hài lòng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
2 Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn sở hữu của Nhà nước, cổ đông là tổ chức và lợi thế thương mại của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh / Phạm Tiến Mạnh, Phạm Thị Anh Đào, Trần Châu Giang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 14-17 .- 650
Trình bày nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn sở hữu của Nhà nước, cổ đông là tổ chức và lợi thế thương mại của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp Việt Nam còn ghi nhận lợi thế thương mại với một tỷ lệ thấp do những khó khăn trong việc đo lường và xác định giá trị các tài sản vô hình. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc hạch toán lợi thế thương mại nhất định có thể dẫn đến những khó khăn hoặc thuận lợi cho các công ty trong việc cạnh tranh trong các giao dịch quốc tế như đấu thầu quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, số lượng thành viên hội đồng quản trị và tài sản dài hạn có tác động đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp. Các biến nghiên cứu khác như cổ đông tổ chức, đòn bẩy tài chính, ROA, ROE không có tác động đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp.
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp / Nguyễn Thị Đào // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 608 .- Tr. 95-97 .- 650.01
Bài viết đề cập đến trước hết các lý thuyết cơ cấu vốn sau đó phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
4 Nhận diện khả năng tiếp cận vốn của các quỹ quốc tế dành cho các dự án năng lượng tái tạo Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Hữu Cung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 591 .- Tr. 49 - 51 .- 330
Bài viết phân tích những khó khăn về nguồn lực vốn cho các dự án năng lượng trong những năm gần đây với ba trọng tâm chính: Thực trạng cung ứng vốn cho các dự án điển hình về năng lượng tái tạo tại Việt Nam; nhận diện cơ hội tiếp cận các nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là các quỹ đầu tư xanh; hàm ý chính sách cho Việt Nam có thể lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm khai thác nguồn lực vốn từ các quỹ này.
5 Yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống niên yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Dương Thị Thanh Hương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 748 .- Tr.81 - 84. .- 332
Nghiên cứu này nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam niên yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2019. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tài sản hữu hình, tỷ lệ khấu hao, tính thanh khoản, khả năng sinh lời, tuổi của doanh nghiệp là những yếu tố tác động đén cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. từ cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị để xác định cơ cấu vốn mục tiêu hợp lý.
6 Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp thực phẩm tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp thực phẩm ở Việt Nam / Trần Thị Hoa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 571 .- Tr. 31-33 .- 658
Tác giả lý giải cách thức lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết thành công trên thế giới để rút ra một số bài học kinh nghiệm phù hợp cho các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
7 Vai trò của vốn xã hội đến tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa / Bùi Xuân Biên, Hoàng Trần Hậu, Nguyễn Thị Thúy Nga, Trần Thị Phương Dịu // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 279 .- Tr. 12-19 .- 332.12
Nghiên cứu điều tra tác động của vốn xã hội đối với việc tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Sử dụng mô hình kinh tế lượng vi mô với dữ liệu mảng SMEs trong giai đoạn 2009-15, kết quả cho thấy rằng các doanh nhân dành nhiều thời gian hơn cho các mối quan hệ xã hội có nhiều khả năng nhận được khoản vay từ các ngân hàng thương mại và các khoản vốn phi chính thức. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi chủ doanh nghiệp là đảng viên cũng giúp cải thiện tiếp cận tín dụng. Những mối quan hệ tích cực giữa vốn xã hội và tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khuyến nghị các doanh nghiệp cần cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng của mạng lưới.
8 Quyết định lựa chọn nguồn vốn ngắn hạn phù hợp cho doanh nghiệp / Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Tiến, Mai Thị Hồng Nhung // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 739 .- Tr. 42- 44 .- 658
Quyết định huy động vốn là một trong các quyết định quan trọng của công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Về cơ bản, doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Trong đó, quyết định lựa chon nguồn vốn ngắn hạn đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo được nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên liên tục không bị gián đoạn, vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí huy động vốn, làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
9 Cơ cấu vốn, giá trị doanh nghiệp niêm yết ngành nhựa và bao bì Việt Nam: Bằng chứng từ mô hình hồi quy ngưỡng / Mai Thanh Giang // .- 2020 .- Số 728 .- Tr. 121 - 124 .- 658
Bài viết sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng nhằm nhận biết xu hướng tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị doanh nghiệp, đồng thời xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu của các doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì niêm yết tại Việt Nam.
10 Quy mô vốn điều lệ và chỉ tiêu an toàn vốn ngân hàng thương mại ở Việt Nam / Lê Văn Hải // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 727 .- Tr. 32 – 34 .- 332.024
Trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh nói chung, cạnh tranh nói riêng, nếu ngân hàng thương mại chạy theo lợi nhuận, quy mô và mở rộng thị phần, các ngân hàng thương mại phải không ngừng tăng quy mô vốn điều lệ, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng cung cấp các giao dịch cho khách hàng. Vì vậy, việc phân tích các mối quan hệ đó của một ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng trên cả góc độ quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh ngân hàng thương mai.