CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: An ninh--Chính trị
1 Thành tựu nghiên cứu chính trị an ninh của viện nghiên cứu Đông Nam Á giai đoạn 2018 - 2023 / Đàm Huy Hoàng // .- 2024 .- Số 2 (287) .- Tr. 58 - 67 .- 327
Viện nghiên cứu Đông Nam Á (tiền thân là Ban Đông Nam Á) được thành lập vào năm 1973. Với tư cách là một Viện nghiên cứu khu vực học, nghiên cứu những vấn đề chính trị - an ninh khu vực luôn được xem là một trong những định hướng nội dung, chương trình nghiên cứu cơ bản của một Viện nghiên cứu khu vực học. Trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển, kết quả nghiên cứu về chính trị - an ninh khu vực đã có những đóng góp quan trọng vào sự thành công chung của Viện. Bài viết tập trung đề cập những thành tựu nghiên cứu chính về chính trị - an ninh của Viện nghiên cứu Đông Nam Á trong 5 năm trở lại đây, từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm thúc đẩy nghiên cứu về lĩnh vực này.
2 Liên minh AUKUS và tác động đối với an ninh Đông Á / Nguyễn Ngọc Nghiệp // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 16-18 .- 327
Ngày 15 tháng 9 năm 2021, ba nước Úc, Anh và Mỹ đã đưa ra tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ hợp tác an ninh ba bên có tên là AUKUS. Nội dung hợp tác, bao gồm hội nhập sâu rộng hơn về khoa học công nghệ, chia sẻ thông tin, trang bị cho lực lượng hải quân Úc công nghệ chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây là kế hoạch của 3 nước để tăng cường sức mạnh của liên minh trên khắp Ấn Độ Dương. Thái Bình Dương nhằm đáp trả sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến nguyên nhân ra đời, những nội dung chính ba bên tiến hành hợp tác đồng thời đánh giá tác động mà AUKUS có thể mang lại đối với an ninh khu vực Đông Á.
3 Ý nghĩa chiến lược của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối với an ninh hàng hải quốc tế trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Lê Thị Thanh Tâm, Nguyễn Tuấn Bình // .- 2023 .- Số 03 (58) - Tháng 6 .- Tr. 92-101 .- 327
Phân tích tầm quan trọng chiến lược của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sự điều chỉnh chiến lược an ninh hàng hải của một số quốc gia và tổ chức quốc tế đối với khu vực này trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI.
4 Hợp tác an ninh giữa Ấn Độ và Nhật Bản ở Đông Nam Á từ thập niên thứ hai của thế kỉ XXI đến nay / Nguyễn Đức Tâm // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 12(273) .- Tr. 45-53 .- 327
Bài viết phân tích những nhân tố tác động đến sự hợp tác về an ninh giữa Ấn Độ và Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á; làm rõ hợp tác an ninh giữa hai nước trên thông qua các cơ chế hợp tác đa phương trong khu vực và song phương giữa Ấn Độ, Nhật Bản với các nước Đông Nam Á điển hình. Bài viết đưa ra những tác động của hợp tác an ninh giữa Ấn Độ và Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á từ thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đến nay.
5 Việt Nam tham gia định chế Hợp tác Mekong – Lan Thương những năm gần đây : một tiếp cận về chính trị - an ninh / Phùng Chí Kiên, Nguyễn Đại Vũ // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 9 (270) .- Tr. 39-48 .- 327
Làm rõ nội dung chính trị - an ninh trong Hợp tác Mekong – Lan Thương, tập trung vào những tuyên bố chung của định chế này về chính trị - an ninh gồm thúc đẩy các mối quan hệ chính trị quốc tế cũng như đảm bảo an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
6 Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về an ninh con người trong Văn kiện Đại hội XIII và những định hướng cơ bản trong đảm bảo an ninh con người ở Việt Nam / Lê Hoàng Việt Lâm // .- 2021 .- Tập 18 số 10 .- Tr. 1918-1926 .- 324.25970751
: Bài viết khái quát nội dung cơ bản về an ninh con người trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, từ đó gợi mở những định hướng để các cấp ủy Đảng chính quyền và toàn dân quán triệt, đưa tinh thần nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống, góp phần đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của con người vì con người.
7 Tác động của di dân ngoại tỉnh đối với an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội / Tạ Quang Quyết, Đặng Quốc Trung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 112-114 .- 330
Thủ đô Hà Nội — trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước trong tiến trình phát triển cùng lúc phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh. Một trong số đó là hiện tượng di dân ngoại tỉnh vào thành phố ngày một gia tăng. Vấn đề này tạo ra một thách thức lớn đối với thành phố, trong đó đặc biệt là việc đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn. Nghiên cứu về hoạt động này, chi ra thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần đảm bảo an ninh, trật tự trong tiến trình phát triển của thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.
8 Vai trò và tác động qua lại giữa các nhân tố Quân sự - Kinh tế trong Quan hệ Quốc tế / Đoàn Văn Thắng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 3(122) .- Tr. 233-252 .- 327
Đề cập đến môi trường tương tác giữa quan hệ chính trị với các quan hệ kinh tế, quân sự. Tác giả cũng nêu rõ các tương tác chính trị phục vụ các mục tiêu an ninh và kinh tế và sự tác động qua lại của các nhân tố quân sự, kinh tế tới chính trị Quốc tế.
9 Chia sẻ chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực an ninh đối ngoại ở Liên minh Châu Âu / Hồ Thị Thu Huyền // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 03 .- Tr. 42-53 .- 327
Trình bày chính sách đối ngoại và an ninh chung của Liên minh Châu Âu. Cơ chế chia sẻ thẩm quyền giữa EU và các quốc gia thành viên trong lĩnh vực an ninh đối ngoại. Những thuận lợi và khó khăn trong thực thi chia sẻ thẩm quyền.
10 Trung Quốc với an ninh khu vực Tây Nam Á từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc tới nay / TS. Lê Văn Mỹ, TS. Đỗ Minh Cao // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 5 (201) .- Tr. 60-74 .- 327
Tây Nam Á là địa bàn quan trọng góp phần đảm bảo an ninh kinh tế cho Trung Quốc, nhưng đây cũng là khu vực bất ổn, dễ đem đến những nguy cơ về an ninh đối với Trung Quốc. Hiện nay, với chiến lược “Vành đai, con đường”, Trung Quốc có vai trò tăng cường đảm bảo an ninh cho khu vực nhưng đồng thời cũng là nhân tố góp phần làm gia tăng bất ổn tại đây…