CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nông nghiệp--Phát triển

  • Duyệt theo:
41 Xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện mới / Đỗ Thị Thúy Phương, Trần Quang Huy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 498 tháng 7 .- Tr. 43-45 .- 330

Trình bày thực trạng xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguy6een giai đoạn 2011-2015 và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh mới.

42 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương và gợi ý cho huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình / Bùi Quang Hưng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 496 tháng 6 .- Tr. 30-32 .- 330

Tình hình tực tế tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; huyện Khoái Châu ở tỉnh Hưng Yên và những kinh nghiệm rút ra cho huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

43 Chính sách phát triển nông nghiệp của Hoa Kỳ và một số nước trên thế giới: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / ThS. Trịnh Anh Tuân // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 42-48 .- 330

Trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp của Hoa Kỳ và một số nước trong khu vực Châu Á, bài viết đưa ra một số kết luận mang tính hàm ý chính sách cho việc xây dựng các chính sách khuyến khích dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

44 Nông nghiệp công nghệ cao tại VN: cơ hội và triển vọng phát triển / Nguyễn Thị Mai, Phạm Thị Huyền // .- 2017 .- Số 492 tháng 4 .- Tr. 4-6 .- 330.959 791

Phân tích khái quát cơ hội phát triển và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy nền nông nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

45 Mô hình sinh kế nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển tỉnh Nam Định / Lê Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Tuyết Hằng, Nguyễn Song Tùng // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2016 .- Số 2/2016 .- Tr. 16-27 .- 330

Trên cơ sở số liệu thu thập được và phân tích về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của từng mô hình, bài viết gợi mở một số giải pháp để duy trì tính bền vững của các mô hình sinh kế trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

46 Một số chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Trung Quốc hiện nay và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Xuân Khoát // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 4 (176)/2016 .- Tr. 45-53 .- 624

Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Cùng với đó, Trung Quốc có các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Việc tham khảo các bài học kinh nghiệm của Trung Quốc là rất quan trọng để thực hiện tốt quá trình phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam hiện nay.

47 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới, phát triển các hợp tác xã ở nông thôn Việt Nam / Phạm Bảo Dương // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 449 tháng 10 .- Tr. 39-47 .- 330.597

Bài viết chỉ ra 6 điểm cần lưu ý trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách và đề xuất 4 nhóm giải pháp phát triển hợp tác xã ở nông thôn Việt Nam.

48 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp của quốc tế và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Đông // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2015 .- Số 445/2015 .- Tr. 34-37. .- 330

Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp của New Zealand và của Úc, nơi có các điều kiện tương đồng có thể rút ra bài học cho Việt Nam trong việc phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp một cách bền vững.

49 Phát triển nông sản hàng hóa của đồng bào dân tộc tại chỗ Tây Nguyên: Thực trạng và giải pháp / Hoàng Văn Cường, Vũ Thành Hưởng // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 211 tháng 01 .- Tr. 55-64 .- 330

Trong những năm gần đây, dù bị ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu và mất đất sản xuất, nhưng sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc tại chỗ Tây Nguyên vẫn liên tục tăng trưởng khá. Cơ cấu cây trồng dịch chuyển theo hướng tích cực, với tỷ trọng các nông sản: cà phê, hồ tiêu, điều, cao su… ngày càng tăng. Mặc dù vậy, việc sản xuất hàng hoá của đồng bào dân tộc tại chỗ vẫn còn nhiều hạn chế: trình độ canh tác còn thấp, việc chế biến, bảo quản còn lạc hậu, tiêu thụ nông sản còn tồn tại nhiều khó khăn. Để thúc đẩy sản xuất của đồng bào dân tộc tại chỗ theo hướng hàng hoá, bài viết đề xuất một số giải pháp chủ yếu gồm: giải pháp qui hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng cho sản xuất, bảo quản và tiêu thụ nông sản, tăng cường đào tạo nâng cao kiến thức sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ, thúc đẩy quá trình tham gia của nông sản hàng hoá trong chuỗi giá trị toàn cầu, và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông sản hàng hoá của đồng bào dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên.