Phát triển nông sản hàng hóa của đồng bào dân tộc tại chỗ Tây Nguyên: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Hoàng Văn Cường, Vũ Thành HưởngTóm tắt:
Trong những năm gần đây, dù bị ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu và mất đất sản xuất, nhưng sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc tại chỗ Tây Nguyên vẫn liên tục tăng trưởng khá. Cơ cấu cây trồng dịch chuyển theo hướng tích cực, với tỷ trọng các nông sản: cà phê, hồ tiêu, điều, cao su… ngày càng tăng. Mặc dù vậy, việc sản xuất hàng hoá của đồng bào dân tộc tại chỗ vẫn còn nhiều hạn chế: trình độ canh tác còn thấp, việc chế biến, bảo quản còn lạc hậu, tiêu thụ nông sản còn tồn tại nhiều khó khăn. Để thúc đẩy sản xuất của đồng bào dân tộc tại chỗ theo hướng hàng hoá, bài viết đề xuất một số giải pháp chủ yếu gồm: giải pháp qui hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng cho sản xuất, bảo quản và tiêu thụ nông sản, tăng cường đào tạo nâng cao kiến thức sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ, thúc đẩy quá trình tham gia của nông sản hàng hoá trong chuỗi giá trị toàn cầu, và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông sản hàng hoá của đồng bào dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên.
- Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta trong thời gian tới
- Phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số
- Giải pháp phát triển mô hình sản xuất rau an toàn tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam
- Phát triển tổ chức kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định