CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nông nghiệp--Phát triển
1 Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta trong thời gian tới / Lương Quang Hiển, Phạm Anh Thư, Nguyễn Thị Thanh Tâm // .- 2024 .- K1 - Số 259 - Tháng 3 .- Tr. 5 - 8 .- 657
Bài viết tập trung nghiên cứu một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới.
2 Phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số / Phạm Thị Kim Anh // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 28-30 .- 330
Thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu, liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao. Đặc biệt, dù đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu và trong nước, lĩnh vực nông nghiệp vẫn giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của nền kinh tế, ngành Nông nghiệp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để “cất cánh” theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 24/6/2022 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, góp phần hiện thực hóa mục tiêu “Phát triển nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia”.
3 Giải pháp phát triển mô hình sản xuất rau an toàn tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế / // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 65(4) .- Tr. 26-31 .- 330
Nhiều nghiên cứu gần đây về rau an toàn (RAT) đã được triển khai tại khu vực đô thị hoặc vùng ven đô, trong khi rất ít nghiên cứu được thực hiện tại khu vực miền núi - nơi có một số lợi thế về điều kiện tự nhiên như khí hậu và đất đai. Sử dụng số liệu thứ cấp và khảo sát hộ gia đình, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng mô hình thí điểm và đề xuất các giải pháp phát triển mô hình sản xuất RAT tại huyện A Lưới - một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế.
4 Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam / Trần Thị Lan, Hoàng Thị Bích Hà, Phạm Thị Bình // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 1(234) .- Tr. 18-21 .- 330
Tập trung tập trung phân tích: (i) Thực trạng chính CSTD đối với NNoNT của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam giai đoạn 2017-2021; (ii) Kết quả tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển NNoNT ở Việt Nam; (iii) Đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại; (iv) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.
5 Phát triển tổ chức kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định / Nguyễn Phượng Lê, Nguyễn Thanh Phong // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 301 .- Tr. 93-102 .- 330
Nam Định là một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước được công nhận là tỉnh hoàn thành tất cả các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiêu chí xây dựng các loại hình tổ chức kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh Nam Định ngày càng mở rộng về quy mô, gia tăng về kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động. Tuy vậy, trong cơ cấu các loại hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông hộ vẫn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, số lượng trang trại và hợp tác xã còn ít và có chiều hướng giảm, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, quy mô nhỏ và tốc độ tăng chậm, tỷ lệ nông sản được tiêu thụ qua các mô hình liên kết chưa cao. Để thúc đẩy các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn và liên kết theo chuỗi giá trị, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp về tập trung đất đai, chuyển giao công nghệ, thu hút doanh nghiệp đầu tư và chuyển dịch lao động nông thôn sang lĩnh vực phi nông nghiệp.
6 Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam / Nguyễn Anh Trụ // Môi trường .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 50-52 .- 330
Trình bày tổng quan về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; Các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam; Giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam.
7 Nhận diện một số tiềm năng vốn tự nhiên cho phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh / Nguyễn Thị Bích Nguyệt // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 72-80 .- 658
Hà Tĩnh nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt, có ý nghĩa và lợi thế quan trọng trong việc mở rộng giao lưu kinh tế. Ngoài ra, tỉnh có nhiều lợi thế về vốn tự nhiên như tài nguyên đất,nước,rừng, biển...phục vụ cho phát triển nông nghiệp.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh còn những hạn chế, chủ yếu tập trung khai thác tiềm năng đất đai, chưa tương xứng với tiềm năng vốn tự nhiên. Vì vậy, cần có những giải pháp phát huy giá trị của vốn tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh.
8 Giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030 / Đào Thế Anh // .- 2021 .- Số 11 (195) .- Tr. 9-17 .- 338.1
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần quan trọng vào quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam. Bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động, đặc biệt là tác động nghiêm trọng của Đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, rất cần có dự báo về xu hướng chủ đạo của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp nông thôn. Đây là điều kiện quan trọng để đề xuất chính sách phù hợp, hiệu quả đẩy mạnh trong bối cảnh mới, tình hình mới.
9 Ứng xử với thời tiết cực đoan của các nông hộ trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình / // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 516 .- Tr. 103-111 .- 330
Nghiên cứu cho thấy thích ứng với các hiện tượng cực đoan trong sản xuất nông nghiệp là sự điều chỉnh đối với hoạt động canh tác, áp dụng công nghệ mới nhằm giảm khả năng bị tổn thương do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra
10 Nâng cao trình độ người lao động: giải pháp hàng đầu để đẩy nhanh quá trình ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ hiện nay / Nguyễn Đức Trí, Phạm Quốc Quân, Vũ Đức Vĩnh // .- 2021 .- Số 588 .- Tr. 113 - 115 .- 658
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là một quá trình tổng hợp với sự tham gia của nhiều thành phần, lực lượng và được triển khai thực hiện ở tất cả các khâu, các bước của quá trình sản xuất để tác động, cải biến cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông phẩm nhằm đem lại thu nhập cao cho người sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.