CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật Số

  • Duyệt theo:
21 Thực tiễn chuyển đổi số trên thế giới : kinh nghiệm quốc gia và khung khổ pháp lý / Nguyễn Thị Vân Hà, Vũ Thị Vân Ngọc // .- 2021 .- Số 09 (193) .- Tr. 40-49 .- 005

Công nghệ kỹ thuật số đang định hình lại hoàn toàn hệ thống kinh tế toàn cầuSự khác biệt giữa nền kinh tế trước và nền kinh tế kỹ thuật số có tính toàn cầu, được các nước phát triển và đang phát triển sử dụng. Sau khi đã xác định được đúng mục tiêu chuyển đổi số phù hợp với nhu cầu và thực lực mỗi quốc gia sẽ có cách thức tiến hành chuyển đổi số khác nhau.

22 Ứng dụng và phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam / Vũ Thi Ánh Tuyết, Vũ Thị Thanh Thủy // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.54 - 57 .- 332

Công nghệ tài chính là thuật ngữ không còn xa lạ với lĩnh vực tài chính. Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ công nghệ tài chính. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội phát triển, công nghệ tài chính tại Việt Nam vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công nghệ tài chính tại Việt Nam trong những năm qua, bài viết đề xuất một số giải pháp phát triển lĩnh vực này.

23 Ngoại giao công chúng mới hay ngoại giao công chúng kỹ thuật số / Dương Văn Quảng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 3(122) .- Tr. 139-162 .- 327

Ngoại giao công chúng mới dựa trên kỹ thuật số và quyền lực mềm là sự tương tác hai chiều từ quốc gia ra quốc tế và từ quốc tế vào quốc gia, thúc đẩy giao lưu văn hóa thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng góp phần thực hiện ba mục tiêu của đối ngoại: an ninh, hòa bình, phát triển và nâng cao vị thế.

24 Mở rộng cơ sở y tế giá trị gia tăng đối với dịch vụ kỹ thuật số / Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Tiến Kiên // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 748 .- Tr.45 - 51 .- 330

Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật số hay còn gọi thương mại số dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng và chiếm tỷ lệ cao, cụ thể đến năm 2025, giá trị thương mại số dự kiến chiếm 50% tổng giá trị thương mại điện tử toàn cầu. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý nhà nước nói chung, việc triển khai các chính sách thuế quốc gia của các nước nói riêng, nhất là đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Bài viết nghiên cứu thực trạng mở rộng cơ sở thuế giá trị gia tăng đối với kỹ thuật số ở một số nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam.

25 Tác động của Công nghệ Kỹ thuật số đối với đội ngũ tri thức Việt Nam trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 / Đặng Thị Minh Phượng // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 43A .- Tr. 78-87 .- 004

Phân tích những tác động tích cực, tiêu cực của công nghệ kỹ thuật số đối với đội ngũ tri thức Việt Nam trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 và đề ra những giải pháp để giúp đội ngũ tri thức Việt Nam thích ứng với những tác động này.

26 Đảm bảo quyền tham gia của công dân trên nền tảng kỹ thuật số / Bùi Tiến Đạt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 01 (425) .- Tr. 14 – 20 .- 340

Trong nền quản trị mở, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo - chủ thể trung tâm trong việc kết nối, phối hợp, hợp tác giữa khu vực công và các tác nhân khác ngoài khu vực công. Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia của công dân trên nền tảng kỹ thuật số (e-participation), thể hiện qua quá trình ra quyết định, quá trình tham vấn và quản lý thông tin - dữ liệu được nâng tầm về kỹ thuật trên nền tảng kỹ thuật số, và được nâng tầm về thể chế dựa vào sự minh bạch và hợp tác. Từ bài học kinh nghiệm của nhiều quốc gia, có thể thấy các hình thức e-participation ngày càng đa dạng và ngày càng trở nên phổ biến. Sự tham gia trên nền tảng kỹ thuật số được thực hiện hiệu quả trên diện rộng sẽ là đột phá trong việc nâng cao hiệu quả quản trị và trách nhiệm của Nhà nước. Ở Việt Nam, sự tham gia trên nền tảng kỹ thuật số chỉ mới phát triển ở việc công khai và vận hành một số thủ tục hành chính trên môi trường internet, và cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nhằm xây dựng thành công Chính phủ điện tử.

27 Tiền kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương và một số đề xuất nghiên cứu, triển khai ở Việt Nam / Nghiêm Thanh Sơn, Nguyễn Trung Anh, Trần Quang Hưng // Ngân hàng .- 2020 .- Số 17 .- Tr. 52-55 .- 332.11

Tổng quan về tiền kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương; tình hình nghiên cứu, phát triển CBDC trên thế giới; Đề xuất cho nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam.

28 Một số xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số hàng đầu trong năm 2020 / Nguyễn Việt Anh // .- 2020 .- Số 1+2(730+731) .- Tr.113-115 .- 005

Cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan về những xu hướng công nghệ được dự báo sẽ trở thành tiêu điểm của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong năm 2020.

29 Pháp luật về bản sao kỹ thuật số / Võ Trung Hậu // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2020 .- Số 4(733) .- Tr.13-15 .- 340

Trình bày bản sao lưu trữ tạm thời trong RAM là bản sao không thuộc đối tượng điều chỉnh, bản sao lưu trữ vĩnh viễn thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về quyền sao chép.

30 Khả năng phát triển cho vay trực tuyến tại Việt Nam / Lê Anh Tùng, Phạm Mai Ngân, Nguyễn Thị Kim Oanh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 17(530) .- Tr. 14-18 .- 332.1

Điểm lại một số ưu điểm của P2P lending, thực tiễn P2P lending trên thế giưới, những thách thức và rủi ro của hình thức cho vay này, đồng thời đánh giá khả năng phát triển P2P lending tại Việt Nam.