CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật Số

  • Duyệt theo:
1 Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương / Đào Lê Kiều Oanh // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 55-60 .- 332.12

Sự chuyển dịch nhanh chóng của hệ thống tiền tệ số toàn cầu đã khiến chính phủ các nước có phần lúng túng trong việc thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi chi tiêu và đầu tư của người dân. Trong bối cảnh đó, chính phủ các nước cần nắm bắt các vấn đề cơ bản của tiền tệ kĩ thuật số đối với hệ thống tiền tệ và thực trạng phát triển trên thế giới; qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với sự phát triển của tiền tệ số trong thời kì mới. Tương thích, quản lí rủi ro, bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu là những yếu tố quan trọng cần xem xét. Tính bền vững và an toàn của hệ thống tài chính toàn cầu phụ thuộc vào sự hợp tác và nghiên cứu liên tục, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ của tiền điện tử; việc nắm bắt và giải quyết các thách thức này sẽ quyết định hình thức tương lai của thanh toán và tài chính quốc tế. Bài viết phân tích những lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC).

2 Ảnh hưởng của tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương đối với tính bao trùm tài chính / Nguyễn Minh Sáng // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 36-43 .- 332.12

Tính bao trùm tài chính đang là ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế hiện đại. thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) xuất hiện như một công cụ tiềm năng để cách mạng hóa tính bao trùm tài chính. Bài viết khảo sát các tác động của CBDC đối với tính bao trùm tài chính. CBDC có thể giúp cải thiện tiếp cận dịch vụ tài chính cho những người không có tài khoản ngân hàng, tăng hiệu quả giao dịch và thúc đẩy giáo dục tài chính. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các vấn đề về an ninh mạng, quyền riêng tư và bất bình đẳng có thể nảy sinh. Để tối đa hóa lợi ích của CBDC, cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan như chính phủ, ngân hàng trung ương, doanh nghiệp công nghệ và tổ chức phi chính phủ. CBDC mang đến cơ hội lớn cho bao trùm tài chính nếu được triển khai một cách thận trọng.

3 Điều kiện phát hành tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và một số đề xuất, kiến nghị / Nguyễn Thị Hải Bình, Vũ Văn Hoản, Lê Hồng Vân // .- 2023 .- Số 15 .- .- 332.12

Trong những năm qua, tiền kỹ thuật số trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu và thu hút sự chú ý đặc biệt của ngân hàng trung ương (NHTW) các nước. Trong bối cảnh đó, các NHTW trên thế giới đang dành nhiều sự quan tâm cho việc nghiên cứu và triển khai phát hành các loại tiền kỹ thuật số quốc gia của riêng họ (CBDC). Hầu hết các NHTW đều đã và đang tìm hiểu về CBDC, trong đó chú trọng đến việc nghiên cứu kỹ các điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến khả năng phát hành như khung pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, quản lý giám sát,... để đảm bảo CBDC khi được phát hành có thể hòa chung vào dòng chảy tài chính mà không gặp sự cố đáng kể nào. Là một nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế - tài chính toàn cầu, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài sự vận động chung của thế giới. Chính vì vậy, những nghiên cứu bước đầu về các điều kiện tiên quyết để phát hành CBDC sẽ tạo nền tảng quan trọng cho cách tiếp cận và các bước đi tiếp theo của Việt Nam đối với đồng tiền hết sức mới mẻ này.

4 Những tác động của chuyển đổi số và sự thích ứng từ phía doanh nghiệp / Phan Thùy Tâm // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 101-107 .- 658

Đi cùng với Cách mạng công nghiệp 4.0, cụm từ “chuyển đổi số” ngày càng xuất hiện một cách phổ biến hơn trong bối cảnh hội nhập và thương mại hóa đa quốc gia. Bài viết khái quát các nghiên cứu trên thế giới nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể các nghiên cứu hiện tại về chuyển đổi số, qua đó, đưa ra đánh giá tích hợp kiến thức hiện tại về chuyển đổi số nhằm cung cấp góc nhìn toàn cảnh cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý xem xét, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới.

5 Nền tảng hóa các mô hình kinh doanh kỹ thuật số / Trịnh Tùng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 207-209 .- 004

Nền tảng hóa các mô hình kinh doanh kỹ thuật số đã thay đổi cách thức các doanh nghiệp hoạt động và mang lại nhiều lợi ích lớn. Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số giúp tạo ra sự cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng cường trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa quy trình và khả năng thích nghi. Điều này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp trong thời đại số hóa ngày nay.

6 Phương pháp sư phạm kỹ thuật số - thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến trong và sau dịch Covid-19 / Nguyễn Xuân Vinh // .- 2023 .- Số 25 .- Tr. 122-132 .- 371.1

Chuyển đổi sang giáo dục kỹ thuật số là một xu hướng tất yếu trong giáo dục hiện đại. Việc chuyển đổi kỹ thuật số của giáo dục chủ yếu nhằm đạt được kết quả giáo dục cần thiết, tăng tính hiệu quả và chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp độ. Các tính năng của giáo dục kỹ thuật số là quản lý kết quả học tập; cá nhân hóa thiết kế lộ trình học tập; làm phong hơn tài liệu học tập; tạo môi trường học tập số, sử dụng đúng các công nghệ mới…vv Giáo viên cần phải trao dồi các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để mở rộng và cải thiện quá trình giáo dục và sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tăng cường và giới thiệu những đổi mới trong lĩnh vực giáo dục. Trong thời đại số, làm chủ phương pháp sư phạm số là cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy học đáp ứng yêu cầu số hóa giáo dục. Năng lực sư phạm của giáo viên trong tình hình mới không chỉ sử dụng tốt các phương pháp sư phạm truyền thống mà gồm cả năng lực sư phạm số. Các yêu cầu đối với năng lực sư phạm số của giáo viên bao gồm sự biểu biết cơ bản; kiến thức về chuyển đổi số và các kỹ năng (năng lực) về công nghệ thông tin được ứng dụng tốt trong quá trình dạy học.

7 Một số vấn đề về năng suất lao động và đổi mới công nghệ trong kỷ nguyên kỹ thuật số / Phan Anh // .- 2023 .- Số 3(538) .- Tr. 67-73 .- 658

Bài viết đánh giá xu hưởng tăng trưởng năng suất lao động thực tế, phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và ứng dụng công nghệ mới, cũng như rào cản đối với việc ứng dụng công nghệ mới để làm tăng năng suất. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm hạn chế những rào cản này để có thể hiểu rõ hơn những thay đổi mới trong kị nguyên kỹ thuật số.

9 Kinh doanh kỹ thuật số - xu hướng tất yếu trong cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Thị Việt Nga, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Việt Trung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 47-51 .- 658

Bài viết làm rõ các nền tảng lý thuyết cốt lõi của kinh doanh kỹ thuật số, cũng như yếu tố tạo nên thành công của kinh doanh kỹ thuật số, nhằm cung cấp thông tin quan trọng cho việc vận dụng kinh doanh kỹ thuật số trong các loại hình doanh nghiệp mới để bắt kịp nhịp độ phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0.

10 Vấn đề đặt ra đối với tuân thủ thuế trong nền kinh tế số / Đinh Công Hiếu // .- 2022 .- Số 785 .- Tr. 6-10 .- 336.2

Trong những năm gần đây sự thay đổi do chuyển đổi số mang lại nhiều cơ hội nhưng đi cùng là không ít thách thức đối với Chính phủ các nước trong việc xây dựng và hoạch định chính sách do chưa theo kịp xu hướng mới của công nghệ và dịch vụ được cung cấp thông qua nền kinh tế số. Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu với các cơ quan thuế phải hướng tới đảm bảo số hóa quá trình thu thuế kiểm tra hiệu quả giám sát tuân thủ của người nộp thuế đảm bảo thu thuế từ các giao dịch kỹ thuật số.