CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dịch vụ Du lịch--Khách quốc tế

  • Duyệt theo:
1 Xúc tiến dịch vụ du Lịch đêm tại phố đi bộ Bùi Viện / Phan Đức Ngọc, Trịnh Lê Anh // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 7 .- Tr.32-34 .- 910

Du lịch đêm ngày càng có vai trò quan trọng thu hút khách du lịch và tạo nên dấu ấn riêng cho từng điểm đên. Vì thế, công tác xúc tiến dịch vụ đêm không chỉ đem lại lợi ích lớn cho các điểm ến mà còn cho các doanh nghiệp. Những đơn vị cung ứng dịch vụ đêm phục vụ khách. Bài viết đánh giá hiện trạng công tác xúc tiến dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch ở phố đi bộ Bùi Viện, qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần thu hút khách du lịch đến với các du lịch đêm tại các điểm đến ở Tp. Hồ Chí Minh.

2 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng nhìn từ mô hình Cồn Sơn / Nhóm Tác giả // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 30 – 31 .- 910

Cồn Sơn (Cần Thơ) là một điểm du lịch cộng đồng được nhiều du khách trong và ngoài nước chú ý trong những năm gần đây. Mô hình du lịch cộng đồng với nguồn nhân lực tham gia chính là người dân địa phương Cồn Sơn có thể là bài học kinh nghiệm để phát triển loại hình này ở những địa phương có điều kiện, nhu cầu tương đồng.

3 Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại thành phố Đà Nẵng sau tác động của đại dịch Covid-19 / Hồ Minh Phúc // .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 3-15. .- 338.4791

Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu này phân tích các tác động tổng thể của đại dịch Covid-19 đối với ngành du lịch, các rào cản thu hút khách quốc tế quay trở lại Đà Nẵng. Nghiên cứu đưa ra những định hướng phát triển như đa dạng hóa thị trường khách du lịch, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, hạn chế rủi ro trước các vấn đề khu vực thế giới nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, lữ hành Đà Nẵng.

4 Ý định quay trở lại của du khách quốc tế sau khi đến Việt Nam: Vai trò của nguồn lực điểm đến và giá trị cảm nhận / Lê Nhật Hạnh, Hồ Xuân Hướng // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 66-88 .- 658

Nghiên cứu được thực hiện để khám phá các thành phần của nguồn lực điểm đến (hữu hình, vô hình, và xã hội) tác động đến ý định quay trở lại của khách quốc tế thông qua vai trò trung gian của các giá trị cảm nhận. Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam. Phương pháp tiếp cận PLS-SEM (Partial Least Squares – Structural Equation Modeling) được dùng để kiểm định mô hình nghiên cứu với dữ liệu khảo sát được thu thập từ 448 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn lực điểm đến hữu hình, vô hình, và xã hội đều có tác động làm tăng giá trị chức năng và giá trị cảm xúc. Hơn nữa, giá trị chức năng có tác động lớn hơn đến ý định quay trở lại của du khách so với giá trị cảm xúc. Các kết quả từ nghiên cứu này là cơ sở để đưa ra hàm ý chính sách cho các tổ chức quản lý điểm đến du lịch cũng như các gợi ý quản trị cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

5 Thực trạng thu hút khách quốc tế của du lịch biển Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Hà Thị Thanh Thủy // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 7(458) tháng 7 .- Tr. 15-20 .- 910.202

Đánh giá thực trạng thu hút khách quốc tế của du lịch biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trên cơ sở đó chỉ ra những thách thức, hạn chế và hướng khắc phục nhằm đẩy mạnh hơn nữa thị trường khách quốc tế đến với biển Việt Nam trong những năm tiếp theo.

6 Thu hút khách du lịch quốc tế đến Điện Biên / Nguyễn Thị Bích Hạnh, Nguyễn Ngọc Lan // Du lịch .- 2015 .- Số 2 tháng 3 .- Tr. 45-46 .- 910

Trình bày những tiềm năng của Điện Biên và các giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Điện Biên.

7 Phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam / Ths. Phạm Mạnh Cường // Tạp chí Du lịch .- 2014 .- Số 10 tháng 10 .- Tr. 36-37 .- 910.202

Trình bày nhu cầu và jhar năng đáp ứng món ăn trong quá trình đi du lịch Việt nam của khách quốc tế và giải pháp đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách quốc tế.