CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài sản

  • Duyệt theo:
21 Một số phương pháp đánh giá hoạt động M&A / Hồ Quỳnh Anh // Kế toán & Kiểm toán .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 24-26 .- 657

Mua bán, sáp nhập hay mua lại, sáp nhập là cụm từ Việt hóa của thuật ngữ tiếng Anh Merger & Acquisition, viết tắt là M&A, dùng để chỉ việc một cá nhân hoặc một tổ chức tiến hành mua lại cổ phần hoặc tài sản của một cá nhân hay tổ chức khác để tiến hành một hoạt động kinh doanh nhất định. Hoạt động này bắt đầu xuất hiện trên thế giới từ đầu thế kỷ 19, gắn với sự ra đời của các tập đoàn độc quyền. Đến thế kỷ 21, hoạt động M&A đã phát triển vượt bậc về quy mô, giá trị và phạm vi.

22 Giao dịch bảo đảm bằng quyền tài sản theo bộ luật Dân sự 2015 / Bùi Đức Giang, Nguyễn Hoàng Long // Ngân hàng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 16-18 .- 343.03

Trình bày khái niệm quyền tài sản và giao dịch bảo đảm với quyền tài sản; đặc điểm pháp lý của các quyền tài sản là đối tượng của biện pháp thế chấp.

23 Đa dạng hoá và rủi ro ngân hàng: nợ xấu và ổn định kém hiệu quả / Võ Đức Thọ // .- 2018 .- Số 58 (1) .- Tr. 128-140 .- 332.12

Thu thập số liệu của 25 ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2001 đến 2015, nguồn dữ liệu từ Bankscope, với mục tiêu phân tích các chiến lược đa dạng hóa tác động đến rủ ro ngân hàng (đặc biệt là rủi ro ổn định kém hiệu quả - risk of stability inefficiency).

24 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tài sản thương hiệu và kết quả kinh doanh dựa trên cảm nhận của nhân viên công ty du lịch trong bối cảnh hội nhập TPP / Hoàng Anh Viện // .- 2018 .- Số 61 (4) .- Tr. 80 - 93 .- 658

Nội dung trình bày: (1) Nghiên cứu tác động của CSR đến tài sản thương hiệu; (2) Nghiên cứu tác động của CSR đến kết quả kinh doanh; (3) Nghiên cứu tác động của tài sản thương hiệu đến kết quả kinh doanh.

25 Xác định thời hiệu khởi kiện và nghĩa vụ thanh toán nợ lãi đối với tranh chấp đòi lại tài sản / Trần Thị Thu Hiền // .- 2018 .- Số 9 .- Tr. 47-49 .- 340

Đề cập đến các quy định của pháp luật và đưa ra các quan điểm về cách giải quyết vụ án này để đảm bảo quyền lợi cho người có tài sản cho vay.

26 Nhận tài sản bảo đảm là phần vốn góp, cổ phần từ quy định pháp luật đến thực tiễn / Bùi Đức Giang // Ngân hàng .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 24-27 .- 332.1

Tập trung phân tích loại hình giao dịch bảo đảm mà chủ nợ có thể nhận đối với tài sản bảo đảm là phần vốn góp, cổ phần và cách thức xử lý loại tài sản bảo đảm đặc biệt này.

27 Khoảng cách quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến thâm nhập tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại Việt Nam? / Võ Văn Dứt // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 256 tháng 10 .- Tr. 32-41 .- 658

Mục tiêu của bài viết này là ước lượng các yếu tố khoảng cách quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến thâm nhập tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Nghiên cứu giả thuyết rằng, khoảng cách văn hóa, thể chế, và kinh tế có ảnh hưởng nghịch biến đến thâm nhập tài sản địa phương của các công ty đa quốc gia. Sử dụng dữ liệu từ Ngân hàng thế giới điều tra các công ty con thuộc các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam và hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết. Kết quả cho thấy rằng, khoảng cách văn hóa, thể chế giữa nước đầu tư và Việt Nam càng lớn thì việc thâm nhập tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại Việt Nam càng bị cản trở. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm nào cho tác động của khoảng cách kinh tế đến thâm nhập tài sản địa phương. Một vài hàm ý quản trị cũng được đề nghị trong bài viết này.

28 Tặng cho tài sản trong Bộ luật dân sự Pháp / Lê Thị Giang // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 92-104 .- 340

Phân tích, bình luận các quy định về tặng cho tài sản trong Bộ luật dân sự Pháp và rút ra các giá trị tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng tặng cho tài sản.

29 Kinh nghiệm xử lý tài sản bảo đảm tại một số nước và bài học cho Việt Nam / TS. Đỗ Giang Nam // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2018 .- Số 11 (500) .- Tr. 38-41 .- 332.1

Trình bày kinh nghiệm xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) tại các quốc gia theo hệ thống pháp luật Civil law; Kinh nghiệm xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) tại các quốc gia theo hệ thống pháp luật Common law; Bài học rút ra trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý TSBĐ tại Việt Nam.

30 Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu / Châu Thị Vân // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 1 (113) .- Tr. 33-38 .- 340

Phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu, nêu lên những điểm chưa hoàn thiện của các căn cứ này đồng thời đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.