CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hợp tác--Kinh tế

  • Duyệt theo:
1 Hợp tác về kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa và xã hội giữa UAE và Việt Nam / Trịnh Thị Lan Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 7(228) .- Tr. 86-88 .- 330

Trình bày về UAE- Việt Nam, hợp tác về kinh tế, khoa học, công nghệ, lao động và giáo dục và trên trên lihx vực văn hóa.

2 Hợp tác kinh tế Lào – Trung Quốc những năm gần đây và một số tác động chủ yếu đối với Lào / Trương Duy Hòa // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 4(251) .- Tr. 3-11 .- 327

Phân tích một số nội dung của mối quan hệ này chủ yếu từ khía cạnh thương mại, đầu tư và viện trợ. Từ đó chỉ ra một số tác động tích cực và hậu quả tiêu cực và hậu quả tiêu cực của mối quan hệ này đối với sự phát triển của Lào hiện nay.

3 Hợp tác kinh tế Nga – Trung trong thời kỳ mới / Đỗ Hương Lan, Nguyễn Thị Nhật Thu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 1(244) .- Tr. 46-60 .- 330

Phân tích thực trạng hợp tác tài chính, thương mại và đầu tư giữa Nga và Trung Quốc chủ yếu trong giai đoạn 2010-2019. Bài viết còn đưa ra các giải pháp tương ứng nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và bền vững của hợp tác tài chính, thương mại và đầu tư giữa hai nước như đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh đầu tư song phương, cải thiện hệ thống tiền tệ địa phương, tăng cường giám sát tài chính và hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực phi tài chính …

4 Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ kinh tế hợp tác phát triển / Trần Trọng Triết // Ngân hàng .- 2021 .- Số 2 .- Tr.08-13 .- 332.1

Phân tích những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là những vấn đề đặt ra từ phía chính sách tài chính để từ đó đưa ra các giải pháp, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách cho các hợp tác xã phát triển trong thời gian tới.

5 Hợp tác năng lượng Việt Nam - Liên bang Nga trong bối cảnh thực hiện nghị quyết số 55/NQ – TW về định hướng phát triển năng lượng Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 / Đặng Thị Phương Hoa // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 16 - 25 .- 330

Bài viết cập nhật thực trạng hợp tác năng lượng Việt Nam – Liên bang Nga theo cách tiếp cận quản lý nhà nước đối với kinh tế ngành, đề xuất một số gợi ý chính sách để phát triển mới, chiều sâu hợp tác là vấn đề cần nghiên cứu.

6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất trên địa bàn Tỉnh Yên Bái / Chu Thị Thu, Đinh Đức Trường, Trần Thị Thu Hà // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 277 .- Tr. 53-62 .- 658

Sự hiểu biết về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất là rất quan trọng để hướng tới phát triển các mô hình kinh tế hợp tác hiện nay, một trong những mô hình kinh tế phù hợp nhất cho quy mô sản xuất nhỏ, manh mún trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Trong bài báo này, chúng tôi dựa trên mô hình lý thuyết hành vi của A. Heidenberg (2002) tiến hành điều tra khảo sát 120 hộ trồng rừng sản xuất ở tỉnh Yên Bái, với 2 nhóm hộ tham gia hợp tác kinh tế và không hợp tác kinh tế. Kết quả cho thấy giữa 2 nhóm hộ, kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế trong trồng rừng sản xuất của nhóm hộ hợp tác kinh tế tốt hơn. Trong các biến độc lập, nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm sản xuất của các hộ, nhận thức của hộ và nhóm nhân tố thuộc về nguồn thông tin có tác động khá mạnh đến quyết định tham gia hợp tác kinh tế của họ.

7 Hợp tác kinh tế song phương Việt Nam – Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất / Nguyễn Thị Quỳnh Hương // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 3 (175) .- Tr. 38-49 .- 327

Tổng quan về kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất; Mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất; Triển vọng hợp tác kinh

8 Phát triển kinh tế vùng viễn đông Nga và cơ hội hợp tác của Việt Nam / Ngô Cao Hoài Linh // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 10 (170) .- Tr. 32 - 41 .- 327

Trình bày các mục như sau: 1. Khái quát điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội của vùng Viễn Đông Nga; 2. Chính sách phát triển vùng Viễn Đông Nga và 3. Cơ hội hợp tác kinh tế của Việt Nam.

9 Triển vọng và giải pháp thu hút đầu tư từ các nước Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) vào Việt Nam trong khuôn khổ FTA Việt Nam – EAEU / PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Chi, TS. Trần Hoa Phượng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 1 (208) .- Tr. 56-64 .- 327

Phân tích những triển vọng cũng như những giải pháp nhằm thu hút đầu tư từ các nước EAEU vào Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á-Âu (Việt Nam-EAEU FTA).

10 Tham nhũng dựa trên cấu kết và định hướng mới trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam / // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 241 tháng 7 .- Tr. 10-16 .- 330.124

Tham nhũng rất đa dạng và cần được phân loại để phòng chống có hiệu quả. Dựa trên hai tiêu chí là khoảng tự do chính sách và sự cấu kết, bài viết chia tham nhũng thành bốn loại khác nhau. Những biểu hiện và sự vận động của các loại tham nhũng này được mô tả tóm tắt từ các tình huống nghiên cứu ở các dự án phát triển hạ tầng có sự tham gia của nguồn vốn ngoài ngân sách. Kết quả cho thấy tham nhũng dựa trên sự cấu kết khá phổ biến và có tác động lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước. Để phòng, chống tốt hơn tham nhũng dựa trên sự cấu kết, các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích, tăng cường sự tham gia thực chất của người dân, và xây dựng một khu vực doanh nghiệp liêm chính là hết sức cần thiết.