CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hợp tác--Kinh tế
11 Hợp tác kinh tế xuyên biên giới giữa Tây Nam Bộ với Campuchia hiện nay / ThS. Nguyễn Văn Hà // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 5 ( 206) .- Tr. 27 – 33 .- 327
Trình bày một số nhân tố tác động đến hợp tác kinh tế và một số nội dung chính của hợp tác kinh tế giữa vùng Tây Nam Bộ với Campuchia.
12 Kinh tế học trong việc xây dựng một xã hội bền vững: Hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam (tiếp theo và hết) / Mizobata Satoshi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 4 (194) .- Tr. 21-30 .- 327
Với việc xác định những tồn tại liên quan đến phát triển bền vững ở Châu Á, một khu vực đang dẫn đầu về tăng trưởng, bài viết sẽ tìm hiểu những yếu tố đã khiến rủi ro toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững, cũng như chỉ ra những nhân tố cần thiết đối với khả năng hồi phục và khả năng chịu đựng cú sốc…
13 Kinh tế học trong việc xây dựng một xã hội bền vững hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam / GS. Mizobata Satoshi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 3/2017 .- Tr. 25-36 .- 327
Với việc xác định những tồn tại liên quan đến phát triển bền vững ở Châu Á, một khu vực đang dẫn đầu về tăng trưởng, bài viết sẽ tìm hiểu những yếu tố đã khiến rủi ro toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững, cũng như chỉ ra những yếu tố cần thiết đối với khả năng hồi phục và khả năng chịu đựng cú sốc. Đặc biệt, bài viết lưu ý tới sự hiện diện của “thất bại” thị trường và thất bại của chính phủ gây ra những hạn chế đối với tính bền vững…
14 Điều kiện bên trong của hợp tác quốc tế / PGS. TS. Hoàng Khắc Nam // Nghiên cứu Châu Âu .- 2017 .- Số 1/2017 .- Tr. 42-52 .- 327
Tìm hiểu sáu nhân tố đóng vai trò điều kiện bên trong có giá trị phổ quát đối với hợp tác quốc tế. Sáu điều kiện này là sự tính toán lý trí, lòng tin, các nhóm trong nước, giới tinh hoa xã hội, thể chế trong nước và cơ chế hoạch định chính sách, giá trị và bản sắc. Trong nghiên cứu và thực tiễn, phải tính đến các điều kiện đó để đưa ra giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hợp tác, phát huy mặt tích cực và giảm thiểu những hạn chế của chúng.
15 Chiến lược hợp tác kinh tế của Hàn Quốc với Nhật Bản từ sau Chiến tranh Lạnh đến thập niên đầu thế kỷ XXI / TS. Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 2/2017 .- Tr. 33-41 .- 327
Từ sau thời kỳ đối đầu Đông – Tây, Hàn Quốc đã xác định trung tâm ngoại giao của thế giới sẽ chuyển từ lĩnh vực an ninh – chính trị sang lĩnh vực kinh tế. Theo đó, chính sách của nước này đối với các nước Đông Bắc Á, trong đó có Nhật Bản cũng hướng vào mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút mọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài và khẳng định vị thế quốc tế của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, do ký ức về thời kỳ thuộc địa của bán đảo Triều Tiên nên chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Hàn Quốc còn gánh vác một nhiệm vụ quan trọng khác là xoa dịu bất đồng lịch sử và củng cố quan hệ quốc tế trong khu vực. Nhờ vào chiến lược nhất quán này, Nhật Bản đã tìm ra thị trường xuất khẩu tiềm năng, còn Hàn Quốc thì tích lũy được kinh nghiệm trong việc định ra các chính sách phù hợp để phát triển nguồn vốn, thu hút và mở rộng đầu tư nước ngoài nhằm khắc phục tình trạng nhập siêu của chính mình.
16 Trợ cấp tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Liên minh Châu Âu và gợi mở cho Việt Nam / Phạm Thị Hiền, Nguyễn Thị Thùy Linh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 11/2016 .- Tr. 61-70 .- 327
Nghiên cứu những phương thức trợ cấp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Liên minh Châu Âu và đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam.
17 Xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt – Trung nhìn từ khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam / Nguyễn Thị Phương Hoa // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 6 (457) tháng 6 .- Tr. 50-56. .- 338.927
Bài viết phân tích những thách thức đặt ra cho xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt – Trung hiện nay.
18 Tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương đến hợp tác kinh tế khu vực và kinh tế Việt Nam / TS. Nguyễn Huy Hoàng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 12/2015 .- Tr. 3-11 .- 327
Sự ra đời của Hiệp định TPP được đánh giá là sự kiện lớn. Bài viết này tiến hành đánh giá mang tính dự báo tác động của TPP đến hợp tác kinh tế của khu vực và kinh tế Việt Nam.
19 Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN / ThS. Đào Thị Thu Trang // Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông .- 2015 .- Số 11 (123)/2015 .- Tr. 48-54 .- 330
Phân tích thực trạng di chuyển lao động của Việt Nam sang các nước ASEAN, phân theo đối tác, ngành nghề, giới tính, trình độ, từ đó đánh giá hiệu lực của các văn bản pháp lý tạo điều kiện cho di chuyển lao động nội khối ASEAN. Việc nghiên cứu kỹ thực trạng tham gia vào di chuyển lao động nội khối ASEAN sẽ giúp các nhà quản lý kinh tế nhận định và có sự điều chỉnh phù hợp hơn nhằm khai thác hiệu quả những lợi thế của hợp tác lao động khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia bền vững.
20 Nhận diện và phân bố các yếu tố rủi ro trong hình thức hợp tác công – tư để phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam / Tạ Văn Hưng // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 451 tháng 12 .- Tr. 32-39 .- 658
Bài viết chỉ ra các yếu tố rủi ro trong hình thức hợp tác công – tư để phát triển cơ sở hạ tầng và đưa ra một số đề xuất kiểm soát các rủi ro để thực hiện thành công các dự án cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công – tư.