Phân nhóm quốc gia theo tiềm năng và thực tế chi tiêu công
Tác giả: Hoàng Khắc LịchTóm tắt:
Phân loại là một công việc có ý nghĩa trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Phân loại giúp các tổ chức và cá nhân có thể xác định được những đối tượng (hoặc sản phẩm, sự việc, vấn đề…) có sự tương đồng về một hoặc nhiều khía cạnh. Từ đó, các giải pháp tương ứng có thể được đề xuất một cách phù hợp nhất với từng nhóm, đảm bảo có tính đặc thù hướng tới nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tùy theo từng mục đích mà cách phân loại được sử dụng sao cho phù hợp. Ví dụ, nghiên cứu về mức sống của các nước, người ta thường sử dụng cách phân loại của Ngân hàng Thế giới; Nghiên cứu về tài chính quốc tế, người ta thường sử dụng cách phân loại của IMF; Nghiên cứu về phát triển con người, người ta thường sử dụng cách phân loại của UNDP. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một cách phân loại các quốc gia, phù hợp cho các mục đích nghiên cứu về chính sách tài khóa nói chung và chi tiêu công nói riêng. Phương pháp K-means được dùng để phân cụm; Các kỹ thuật phân tích Elbow và chỉ số Silhouette dùng để xác định số nhóm tối ưu; Kỹ thuật kiểm định Kruskal-Wallis H được dùng để xác định biến số có ý nghĩa trong phân loại. Kết quả là tổng cộng 134 quốc gia có số liệu trong giai đoạn từ năm 2008 (dấu mốc khủng khoảng tài chính toàn cầu) tới nay được tách thành 03 nhóm theo GNI bình quân, tính hiệu quả của chính phủ và quy mô chi tiêu công.
- Hiệu quả sử dụng chi tiêu công cho hệ thống y tế giai đoạn 2011-2018 : Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á
- Nhân tố tác động đến tăng trưởng ngành Nông nghiệp Việt Nam
- Ngưỡng chi tiêu công tối ưu cho tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển
- Nghiên cứu hiệu quả chi tiêu công của tỉnh Nam Định
- Hiệu ứng ngưỡng chi tiêu công: Minh chứng thực nghiệm tại các quốc gia đangphát triển châu Á 1996–2013