CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật--Chứng khoán
1 Đề xuất hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam / Nguyễn Hoàng Nam, Dương Kim Thế Nguyên // .- 2024 .- Tập 66 - Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 41-44 .- 340
Trong phạm vi bài báo này, các tác giả khái quát về hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam. Thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, bao gồm luật, nghị định, thông tư, bài báo đánh giá những bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật của nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động môi giới chứng khoán ở nước ta.
2 Quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong luật chứng khoán năm 2019: hạn chế và kiến nghị / Nguyễn Vinh Hưng // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 121- 130 .- 340
Khác với Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Luật Chứng khoán năm 2019 đã mở rộng phạm vi các đối tượng được xác định là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Tuy nhiên, từ thực tiễn trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, quy định về đối tượng được xác định là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp vẫn tồn tại không ít hạn chế, bất cập và chưa thật sự hợp lí nên đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và sự an toàn của thị trường chứng khoán. Bài viết nghiên cứu các quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong Luật Chứng khoản năm 2019, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và quản lí chặt chẽ đối với hoạt động của các nhà đầu tư này.
3 Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trong Luật chứng khoán năm 2019 / Nguyễn Vinh Hưng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 06 (430) .- Tr. 42 - 48 .- 340
Việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng không những có ý nghĩa to lớn đối với tổ chức phát hành mà còn ảnh hưởng, tác động đến thị trường chứng khoán. Vì vậy, để đảm bảo các cổ phiếu được đưa ra giao dịch an toàn, chất lượng, minh bạch và rõ ràng, cần có them điều kiện, thủ tục chặt chẽ hơn nữa.
4 Một số vần đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, nhằm bảo vệ lợi ích nhà đầu tư, phát triển bền vững thị trường / Nguyễn Văn Tuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 573 .- Tr.44 - 46 .- 340
Vi phạm pháp luật chứng khoán là các hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm qui định của Luật chứng khoán và qui định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK). Mặc dù đã có nhiều chế tài, song trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán khá đa dạng. Bài viết khái quát thực trạng vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, từ đó góp phần quan trọng trong bảo vệ lợi ích nhà đầu tư, phát triển bền vững thị trường.
5 Xây dựng khung pháp lý về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết – Kinh nghiệm của Thái Lan / Lưu Minh Sang, Lê Thị Thùy Dương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 16 (416) .- Tr. 55 - 64 .- 340
Luật Chứng khoán năm 2019 đã ghi nhận chứng chỉ lưu ký như là một loại chứng khoán hợp pháp tại Việt Nam. Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng đã bổ sung quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết. Việc lần lượt ghi nhận loại chứng khoán này vào các đạo luật như là một bước chuẩn bị khung pháp lý cho việc triển khai tại Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ mới dừng ở việc định danh, chưa có một khung pháp lý cho loại chứng khoán này. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả tập trung phân tích sự cần thiết của việc xây dựng khung pháp lý về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết từ kinh nghiệm của Thái Lan.
6 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14: Kỳ vọng nâng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam / Vụ Pháp Chế (Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước) // .- 2020 .- Số 724 .- Tr. 6 – 10 .- 340
Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2019, với nhiều điểm mới mang tính đột phá như: Nâng điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng; nâng cao chất lượng báo cáo tài chính; đổi mới cơ chế đăng ký doanh nghiệp; tăng cường minh bạch thông tin; thống nhất một sở giao dịch chứng khoán; trao thêm quyền cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; tăng chế tài xử lý vi phạm... Với những sửa đổi, mang tính đột phá trên, Luật Chứng khoán được kỳ vọng sẽ góp phần nâng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.
7 Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán / Trần Thị Thu Hương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 724 .- Tr. 14 – 18 .- 342
Với những nổ lực phát triển bền vững thị trường, đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả, Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14( Luật Chứng khoán năm 2019 ) tạo ra khung pháp lý mới, phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đặc biệt, những qui định mới liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được kỳ vọng sẽ góp phần tăng khả năng phát hiện và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán, giúp phát triển thị trường bền vững trong tương lai.
8 Qui định về quản trị công ty đối với công ty Đại Chúng tại Luật Chứng khoán năm 2019 / Lê Trung Hải // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 724 .- Tr. 19 – 22 .- 342
Ngày 26/11/2019, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14( Luật Chứng khoán năm 2019). Luật Chứng khoán năm 2019 được ban hành bao gồm 10 chương, 135 Điều với nhiều điểm nổi bật. Đặc biệt, Luật Chứng khoán năm 2019 đã có qui định riêng tại Mục 2, Chương 3 về quản trị công ty đại chúng. Theo đó đã luật hoá các qui định về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng tạo cơ sở pháp lý cao hơn cho việc thực thi các qui định này, năng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp trong quản trị công ty của các công ty đại chúng.
9 Tái cơ cấu công ty chứng khoán theo Luật Chứng khoán năm 2019 / Mai Thị Lệ Thu // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 724 .- Tr. 23 – 27 .- 342
Thời gian qua, mặc dù có sự gia tăng về các chỉ số tài chính nhưng qui mô của các công ty Chứng khoán Việt Nam còn khá khiêm tốn so với quy mô của thị trường. Thống kê cho thấy chỉ có hơn 10% số công ty Chứng khoán hoạt động trên thị trường có vốn điều lệ lớn hơn 500 tỷ đồng. Quy mô và năng lực tài chính hạn chế kéo theo nhiều hệ luỵ cản trở sự phát triển, tính an toàn và khả năng hội nhập của thị trường chứng khoán. Để các công ty chứng khoán đẩy nhanh tái cơ cấu theo Luật Chứng khoán năm 2019, cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp.
10 Qui định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Chứng khoán Việt Nam / Trần Thị Xuân Anh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 724 .- Tr. 28 – 31 .- 342
Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14( Luật Chứng khoán năm 2019) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 với nhiều quy định mới quan trọng, kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy thị trường Chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai. Một trong những điểm mới quan trọng đó là Luật Chứng khoán năm 2019 đã qui định cụ thể, chi tiết về những nội dung liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Điều này tạo ra khung pháp lý đồng bộ, cởi mở thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, tăng qui mô, thanh khoản cho thị trường chứng khoán, góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.