CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Năng lực cạnh tranh

  • Duyệt theo:
31 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam nhằm phục hồi và phát triển kinh tế năm 2021 / Phạm Văn Nghĩa, Đồng Thị Hà, Phạm Minh Đức // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 219 .- Tr. 51 - 54 .- 330

Bài viết tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0, thực trạng năng lực cạnh tranh toàn cầu trên thế giới, thực trạnh kinh tế Việt Nam năm 2020 trong bối cảnh đại dịch covid 19, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam, từ đó đề ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

32 Tác động của nợ xấu đối với năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại / Nguyễn Đình Tiến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 590 .- Tr. 7 - 9 .- 332.12

Nợ xấu có tác động tiêu cực không chỉ đối với các ngân hàng thương mại mà còn đối với nền kinh tế. Trong những năm gần đây, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên đến nay nhiều khoản nợ xấu chưa được xử lý dứt điểm, cần phải tiếp tục xử lý. Bài viết này se tập trung phân tích tác động của nợ xấu đến hoạt động ngân hàng dưới giác độ cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế.

33 Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa / Nguyễn Nam Hải // .- 2021 .- Số 759 .- Tr. 69-72 .- 658

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí hết sức quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp nhiều trở ngại khi phải đối diện với những biến động kinh tế và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia trên thế giới, đồng thời đưa ra những hàm ý về mặt chính sách giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và đứng vững trên thị trường trong thời gian tới.

34 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống của Việt Nam / Nguyễn Văn Hóa, Lê Đức Niêm // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 293 .- Tr. 88-97 .- 658

Nghiên cứu này xác định yếu tố ảnh hưởng đến xác suất cải tiến hiệu quả kỹ thuật (EFCH) và tiến bộ công nghệ (TECHCH) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) của Việt Nam với chỉ số EFCH đại diện cho năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và TECHCH đại diện năng lực canh tranh của ngành. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất cải tiến khả năng cạnh tranh của ngành và giữa các doanh nghiệp là khác biệt. Yếu tố tạo ra sức cạnh tranh của ngành liên quan đến các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu. Đặc biệt, yếu tố đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhưng làm giảm sức cạnh tranh của ngành. Do đó, các chính sách nên tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành F&B Việt Nam thông qua hỗ trợ xuất khẩu, phát triển con người hay gia tăng đầu tư thay vì hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ở các doanh nghiệp đơn lẻ thuộc ngành này.

35 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế / Nguyễn Thị Tuyết Nhung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 599 .- Tr. 37 - 39 .- 658

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hội nhập quốc tế cần được coi trọng bởi lẽ loại hình doanh nghiệp này có vai trò lớn trong nền kinh tế với các lợi thế rất riêng trong hội nhập. Thực tế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn rất khiêm tốn ở các yếu tố: Trình độ tổ chức quản lý, nguồn nhân lực, sản phẩm, khả năng liên kết, năng suất sản xuất kinh doanh, uy tín thương hiệu. Chính sách hỗ trợ của nhà nước là phần tất yếu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có những thay đổi để phù hợp với thực tế và để chính sách được thực hiện hiệu quả hơn.

36 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trong kỷ nguyên số / Nguyễn Tiến Mạnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 599 .- Tr. 43 - 45 .- 658

Bài viết tập trung vào vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua việc khái quát khái niệm về năng lực cạnh tranh, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp cho thời gian tới.

37 Ảnh hưởng của năng lực canh tranh động đến kết quả kinh doanh: Trường hợp các công ty du lịch tại Miền Trung / Nguyễn Phúc Nguyên, Hoàng Anh Viện // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 288 .- Tr. 83-92 .- 658

Nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh động và xác định ảnh hưởng của nó tới kết quả kinh doanh của các công ty du lịch tại Miền Trung. Chúng tôi đã phân tích dữ liệu thu thập được từ 209 nhà quản lý của các công ty du lịch ở Miền Trung bằng SmartPLS 3.2.7. Kết quả cho thấy có 8 yếu tố năng lực cạnh tranh động tác động lên kết quả kinh doanh của các công ty du lịch. Các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất là năng lực marketing, năng lực thích nghi và định hướng kinh doanh. Bài báo gợi mở những hàm ý nhằm xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp, qua đó góp phần cải thiện kết quả kinh doanh.

38 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở khu vực Tây Nguyên / Nguyễn Văn Đạt, Phạm Quỳnh My // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 593 .- Tr. 78-80 .- 658

Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở khu vực Tây Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các doanh nghiệp một cách bền vững trong tương lai

39 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT Lào Cai / Phạm Thị Hồng, Nguyễn Như Quỳnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 94-96 .- 658

Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam. Đối với các chi nhánh của VNPT tại các tỉnh miền núi phía Bắc như tỉnh Lào Cai, việc phát triển dịch vụ viễn thông sẽ khó khăn hơn. Do địa hình hiểm trở việc lắp đặt không dễ dàng, trình độ dân trí thấp do chủ yêu là người dân tộc thiểu số, địa bàn dân cư không tập trung... Nhưng tình Lào Cai có lợi thế phát triển du lịch, tiềm năng phát triển kinh tế lớn, nhiều doanh nghiệp đến đầu tư và phát triển kinh tế tại Lào Cai. Do đó việc sử dụng các dịch vụ viễn thông tại Lào Cai là rất cần thiết.

40 Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ Việt Nam hiện nay / Đào Duy Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 85-87 .- 658

Bài viết này đề cập đến thực trạng phát triển, những cơ hội và thách thức mà thị trường bán lẻ Việt Nam phải đối mặt hiện nay và phân tích khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ Việt Nam, rút ra những kết quả đã đạt được và hạn chế dẫn đến việc các doanh nghiệp nội địa còn yếu thế hơn so với các doanh nghiệp bán lẻ từ nước ngoài. Từ đó, đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Chính phủ và các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ Việt Nam.