CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giáo dục--Đổi mới

  • Duyệt theo:
1 Tầm nhìn thời đại của Hồ Chí Minh về giáo dục / Trần Thị Minh Tuyết, Nguyễn Thị Phương Thảo // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 106-113 .- 332

Phân tích tầm nhìn thời đại trong một số quan điểm về giáo dục của Hồ Chí Minh bằng cách chỉ ra tính tiên phong và sự tương thích của các quan điểm ấy so với lý luận giáo dục hiện đại và yêu cầu của thực tiễn hiện nay.

2 Tác động của nhóm lợi ích giáo dục đến chính sách giáo dục ở Mỹ hiện nay / NCS. Phan Duy Anh // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 08/2016 .- Tr. 40-49 .- 327

Tập trung phân tích, làm rõ mô hình quản lý giáo dục, các nhóm lợi ích giáo dục lớn ở Mỹ và các chiến lược của các nhóm lợi ích giáo dục quốc gia ảnh hưởng đến chính sách giáo dục ở Mỹ hiện nay.

3 Một số tác động của Internet tốc độ cao đối với nền giáo dục Mỹ / ThS. Lê Thị Thu Hằng // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 08/2016 .- Tr. 50-61 .- 327

Internet ngày một thể hiện vai trò to lớn trong mọi mặt của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Với phương châm lấy internet làm điều kiện thiết yếu cho sự thành công của giáo dục trong thế kỷ XXI, những năm gần đây, Chính phủ Mỹ thực hiện nhiều biện pháp nhằm phổ cập hóa internet tốc độ cao tới các trường học, tạo ra những tác động sâu sắc đến sự phá triển toàn diện của nền giáo dục Mỹ

4 Quy trình xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng đáp ứng nhu cầu xã hội dựa trên các nguyên tắc của CDIO / Nguyễn Đăng Thanh, Lê Anh Vân // Xây dựng .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 141-144 .- 624

Nhằm phục vụ cho tiến trình đổi mới đào tạo kỹ sư xây dựng trong các trường đại học ở nước ta hiện nay theo định hướng ứng dụng, bài viết này nghiên cứu các bước xây dựng chương trình đào tạo theo nguyên tắc CDIO, có xét đến các yếu tố đặc thù của Việt Nam và của ngành xây dựng.

5 Điều chỉnh chính sách giáo dục Mỹ dưới thời Tổng thống Obama / ThS. Lê Thị Thu Hằng, TS. Bùi Trường Giang // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 7/2015 .- Tr. 17-26 .- 370

Phân tích chính sách giáo dục Mỹ dưới thời Tổng thống Obama dưới hai hình thức giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

6 Đổi mới dạy học văn học nước ngoài cho sinh viên ngành tiểu học theo hướng tích hợp / TS. Nguyễn Thị Thu Thủy // Khoa học Đại học Sư phạm .- 2013 .- Số 45 (79)/2013 .- Tr. 132-140. .- 370

Đề cập đến vấn đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học văn học nước ngoài cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học. Sự tích hợp giữa các phân môn Văn học Việt Nam – Lịch sử - Văn hóa – Lí luận văn học và Mĩ học; tích hợp giữa bài giảng ở trường đại học với chương trình ở trường tiểu học sẽ đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trong nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, đáp ứng xu thế dạy học và hội nhập văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

7 Mô hình Marketing giáo dục 7P: Áp dụng tại các trường đại học Việt Nam / TS. Nguyễn Hoàng // Khoa học Thương mại Trường Đại học Thương mại .- 2013 .- Số 51/2013 .- Tr. 20-27. .- 370

Bài viết sử dụng mô hình marketing giáo dục 7P để phân tích thực trạng đào tạo tại các trường đại học Việt Nam. Từng yếu tố P lần lượt được phân tích như một chiến lược Marketing độc lập cho các trường, trong đó yếu tố sản phẩm và con người đóng vai trò quan trộng nhất. Bài viết nhấn mạnh sự kết hợp các yếu tố này sẽ hình thành chiến lược marketing giáo dục tổng hợp. Tùy theo nguồn lực của mình, mỗi trường sẽ tự xây dựng cho mình một “tổ hợp P” khác nhau (có thể chỉ gồm một vài P hoặc cả 7P, có thể tập trung vào một hoặc vài P hoặc dàn trải cả 7P, tạo nên nét riêng biệt đặc trưng cho chiến lược marketing giáo dục của mỗi trường.

8 Một số đề xuất về đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam / TS. Nguyễn Đình Luận // Kinh tế & phát triển .- 2012 .- Số 185/2012 .- Tr. 14-18. .- 370

Hệ thống các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay được phân bố rộng khắp trong cả nước, hầu như địa phương nào cũng có cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chưa thực sự gắn công tác đào tạo với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao của xã hội. Bài viết nêu ra những cơ hội, thách thức, thực trạng của giáo dục đại học Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam.