CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng

  • Duyệt theo:
241 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý tiền kỹ thuật số và thực tiễn tại Việt Nam / ThS. Bùi Quang Tiên, Hồ Cảnh Liêm, ThS. Nguyễn Minh Đức // Ngân hàng .- 2017 .- Số 11 tháng 6 .- Tr. 53-59 .- 332.042

Tổng quan về tiễn kỳ thuật số; Mô hình quản lý tiền kỹ thuật của một số quốc gia trên thế giới; Thực tiễn tiền kỹ thuật số tại Việt Nam.

242 Sở giao dịch dành cho các mặt hàng nông sản: kinh nghiệm của các quốc gia và hàm ý cho Việt Nam / TS. Nguyễn Thị Nhung, PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú // Ngân hàng .- 2017 .- Số 12 tháng 6 .- Tr. 50-57 .- 332.12

Phân tích và làm rõ lý do VN nên phát triển thị trường giao sau nội địa thay vì chỉ tham gia thị trường giao sau quốc tế; Kinh nghiệm phát triển sở giao dịch hàng hóa tại các nước, từ đó hệ thống hóa các điệu kiện cần và đủ để phát triển sở giao dịch hàng hóa tại VN; Một số kiến nghị nhằm giúp cho VN có thể phát triển sở giao dịch hàng hóa dành cho các mặt hàng nông sản.

243 Xây dựng cơ sở hạ tầng số cho tương lai ngân hàng / Thanh Hương // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2017 .- Số 14(479) .- Tr. 34-36 .- 332.12

Trình bày những yếu tố then chốt về cơ sở hạ tầng của ngân hàng số và thời điểm đã chín muồi để Việt Nam áp dụng tài chính số?.

244 5 nội dung cần triển khai để phát triển Fintech / Ngọc Thanh // Thi trường tài chính tiền tệ .- 2017 .- Số 15(480) .- Tr. 22-25 .- 332.12

Bài viết tổng hợp một số thông tin về Fintech và tình hình phát triển Fintech ở Việt Nam.

245 Xu hướng Fintech trong lĩnh vực ngân hàng / TS. Đặng Công Thức // Thi trường tài chính tiền tệ .- 2017 .- Số 15(480) .- Tr. 26-28 .- 332.12

Tổng quan về phát triển Fintech hiện nay trên toàn cầu; phản ứng của ngành ngân hàng toàn cầu đối với sự phát triển của Fintech; chuyển động của ngân hàng Trung ương và tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế về Fintech.

247 Hạn chế của pháp luật ngân hàng và khuyến nghị / ThS. Đặng Thúy Hạnh // Ngân hàng .- 2017 .- Số 13 tháng 7 .- Tr. 51-56 .- 332.12

Nghiên cứu về phạm vi áp dụng của luật ngân hàng và một số khái niệm; Mục đích, chức năng và thẩm quyền pháp lý của cơ quan giám sát; Bản chất pháp lý và thuwsss tự của văn bản dưới luật; Điều kiện cấp phép; Điều kiện liên tục và điều kiện cấp phép; Quản trị công ty; ...

248 Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hệ thống kiểm soát nội bộ của các chủ thể kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam / Phạm Thị Giang Thu // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 4 (348) .- Tr. 76-84 .- 340

Đề cập về hệ thống kiểm soát nội bộ của chủ thể kinh doanh ngân hàng, thực trạng pháp luật điều chỉnh hệ thống kiểm soát nội bộ của chủ thể kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị.

249 Một số vấn đề pháp lý về đảm bảo bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng / Nguyễn Thị Kim Thoa // Ngân hàng .- 2017 .- Số 8 tháng 4 .- Tr. 14-19 .- 332.12

Trình bày khuôn khổ pháp luật về đảm bảo bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam và đánh giá nội dung các qui định về bí mật thông tin khách hàng.

250 Nghiên cứu cấu trúc kì hạn nợ của công ty tại Việt Nam / Trần Thị Thùy Linh & Nguyễn Thanh Nhã // Phát triển kinh tế .- 2017 .- Số 2 tháng 2 .- Tr. 20-43 .- 332.12

Nghiên cứu nhằm phân tích tác động của các nhân tố đến cấu trúc kì hạn nợ của công ty, cụ thể các nhân tố nội tại và nhân tố bên ngoài đến cấu trúc kì hạn nợ của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2007–2015. Phương pháp hồi quy GMM hệ thống được sử dụng để kiểm định mô hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy kì hạn nợ của công ty chịu tác động của các nhân tố như: Quy mô, cơ hội tăng trưởng, tỉ lệ nợ, tính thanh khoản, biến động thu nhập, tài sản hữu hình. Trong số các nhân tố nội tại có tác động đến cấu trúc kì hạn nợ của công ty tại VN thì tài sản hữu hình có tác động mạnh nhất, công ty càng có nhiều tài sản hữu hình càng có nhiều cơ hội vay nợ dài hạn. Ngoài ra, công ty tại VN cũng sẽ vay nợ dài hạn nhiều hơn khi chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời của trái phiếu chính phủ và tín phiếu tăng lên, nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn, công ty có nhiều cơ hội để đầu tư phát triển.