CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bệnh phổi--Điều trị

  • Duyệt theo:
1 Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với bạch cầu ái toan máu ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tăng bạch cầu ái toan máu / Lê Trần Khánh Giang, Nguyễn Như Vinh, Ngô Thị Thùy Dung // .- 2024 .- Tập 174 - Số 01 - Tháng 02 .- Tr. 90-99 .- 610

GOLD 2022 khuyến nghị sử dụng giá trị số lượng bạch cầu ái toan máu ≥ 300 tế bào/µL để bắt đầu sử dụng corticoid dạng hít ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhằm cải thiện kết cục lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoài đợt cấp có tăng bạch cầu ái toan máu với ngưỡng cắt 300 tế bào/µL và xác định một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu cắt ngang trên 200 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

2 Thực trạng kiến thức và thực hành phun khí dung ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch / Sẩm Hà Như Vũ, Nguyễn Thiện Minh, Lê Khắc Bảo, Đặng Thị Thiện Ngân, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Thuỳ Vân, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Hải, Lý Tiểu Long // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 95-105 .- 610

Phun khí dung (PKD) không đúng kỹ thuật ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường thở và tăng nguy cơ mắc đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả kiến thức và xác định tỉ lệ người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phun khí dung đúng cách. Công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và đánh giá thực hành khi quan sát người bệnh (NB) phun khí dung. Nghiên cứu tiến hành trên 50 người bệnh, thu thập dữ liệu từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2023.

3 Nồng độ Procalcitonin và C-Reactive Protein huyết tương ở đợt cấp bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn / Lại Thị Tố Uyên, Trần Huy Thịnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tr. 18-25 .- Tr. 18-25 .- 610

Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ PCT, CRP huyết tương trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (AECOPD) ở 200 bệnh nhân mới nhập viện: 123 bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn (nhóm bệnh), 77 bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không có nhiễm khuẩn (nhóm chứng) tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022.

4 Gây mê mổ cắt tuyến giáp cho bệnh nhân tăng áp lực mạch phổi nặng: Báo cáo một trường hợp lâm sàng / Lưu Xuân Võ, Tạ Ngân Giang // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 27-33 .- 610

Mục tiêu nghiên cứu là báo cáo một trường hợp tăng áp lực động mạch phổi nặng 95mmHg đã được gây mê nội khí quản cắt thùy phải tuyến giáp thành công tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

5 Biểu hiện tổn thương phổi trên cắt lớp vi tính ở những bệnh nhân nhiễm covid-19 giai đoạn sớm theo nhóm tuổi / Phạm Hồng Đức, Đỗ Trường Giang, Nguyễn Kim Sơn, Đoàn Thị Giang, Lương Minh Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 35-42 .- 610

Nghiên cứu nhằm mục đích mô tả các đặc điểm và mức độ tổn thương phổi theo nhóm tuổi (< 18; 18 - 59, và ≥ 60 tuổi) ở trên 197 bệnh nhân nhiễm COVID-19 được chẩn đoán dương tính bằng phương pháp RT - PCR. Độ tuổi mắc bệnh trung bình là 38,7 ± 17,7 (từ 3 - 94 tuổi). Trên cắt lớp vi tính, tổn thương thường gặp nhất là tổn thương kính mờ và kính mờ kết hợp đông đặc. Các tổn thương ít gặp bao gồm dải xơ dưới màng phổi, giãn mạch máu, khí phế đồ, dày thành phế quản, lát đá, dấu hiệu halo đảo ngược, tổn thương dạng hang. Phân bố tổn thương chiếm chủ yếu ở ngoại vi và phần sau, hai bên phổi. Trung bình điểm mức độ nặng trên cắt lớp vi tính lồng ngực là 4,68. So với nhóm trẻ tuổi, nhóm bệnh nhân lớn tuổi thường gặp tổn thương kính mờ và tổn thương hai bên phổi, đồng thời điểm trung bình mức độ nặng trên cắt lớp vi tính cao hơn. Như vậy, chụp cắt lớp vi tính là cần thiết để có thái độ xử trí kịp thời ở những người lớn tuổi mắc Covid-19 có biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn sớm.

6 Triệu chứng lâm sàng và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp: một nghiên cứu đa trung tâm tại Việt Nam / Đỗ Giang Phúc, Lê Thị Quỳnh Trang, Hoàng Bùi Hải // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 111-119 .- 610

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định tỷ lệ tử vong sau 1 tháng được theo dõi và mô tả các triệu chứng lâm sàng của tắc động mạch phổi cấp. Đây là một nghiên cứu mô tả hồi cứu. Tắc động mạch phổi cấp được xác định khi biểu hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên trong vòng 14 ngày và có huyết khối trong động mạch phổi trên phim chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi. Nghiên cứu đã thu thập được 159 bệnh nhân, với độ tuổi trung bình là 58,6 ± 18, nữ giới chiếm 54,1%.

7 Lao phổi chẩn đoán muộn gây biến chứng xẹp toàn bộ phổi trái do chít hẹp đường thở : báo cáo ca bệnh / Đào Thúy Quỳnh, Nguyễn Thị Hằng, Trương Văn Qúy // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 243-250 .- 610

Nghiên cứu trình bày báo cáo ca bệnh lao phổi chẩn đoán muộn gây biến chứng xẹp toàn bộ phổi trái do chít hẹp đường thở. Lao phổi là một trong các thể lao phổ biến nhất cùng với thể lao nội mạc phế quản có thể gây biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi do hẹp lòng khí phế quản không hồi phục. Báo cáo một trường hợp trẻ nữ 14 tuổi vào viện vì ho kéo dài trên 2 tháng, không sốt, không khó thở, nghe phổi thấy giảm thông khí phổi trái. Kết quả chụp X-quang phổi cho thấy toàn bộ phổi trái mờ không đều, co kéo khí quản lệch trái. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực thấy phổi trái giảm thể tích toàn bộ, phế quản gốc trái hẹp. Hình ảnh nội soi phế quản thấy hẹp gần hoàn toàn phế quản gốc trái. Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên cho kết quả nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB dương tính; xét nghiệm sinh học phân tử và nuôi cấy tìm vi khuẩn lao đều dương tính trong dịch đờm và dịch rửa phế quản.

8 Đặc điểm bệnh bụi phổi silic ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2019-2020 / Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương, Tạ Thị Kim Nhung, Phạm Thị Quân, Nguyễn Thị Vinh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 77-84 .- 610

Trình bày đặc điểm bệnh bụi phổi silic ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2019-2020. Bụi phổi silic là bệnh nghề nghiệp xảy ra do hit phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Đặc điểm của bệnh là gây xơ hóa phổi và tiến triển không hồi phục với đặc trưng là các tổn thương dạng nốt ở phổi. Người lao động mắc bệnh bụi phổi silic thường dễ mắc các bệnh như lao phổi, viêm phổi và ung thư phổi. Bụi phổi silic là bệnh tiến triển không hồi phục kể cả khi người mắc đã ra khỏi môi trường lao động có bụi silic và hậu quả là suy giảm chức năng hô hấp.

9 Nghiên cứu tỷ lệ neutrophil/lymphocyte ở bệnh nhân nam đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hút thuốc lá / Huỳnh Đình Nghĩa, Lê Văn Bàng, Trương Dương Phi, Châu Văn Tuấn // .- 2019 .- Số 22 .- Tr. 1 - 7 .- 610

Xác định tỷ lệ Neutrophil/Lymphocyte máu ngoại vi ở bệnh nhân nam đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các yếu tố liên quan và trình bày giá trị dự báo nhiễm khuẩn của tỷ Neutrophil/Lymphocyte.

10 Thực trạng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên giai đoạn 2014-2018 / Sái Minh Đức, Hoàng Hà // .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 55-60 .- 610

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh có khả năng gây tàn phế và tử vong cao. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng phát hiện quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên giai đoạn 2014–2018. Đây là nghiên cứu mô tả. Nghiên cứu đã tìm ra tỷ lệ bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính nam chiếm 89,24%. Nhóm 60–69 tuổi chiếm 40,18%. Tiền sử bệnh liên quan gồm tăng huyết áp chiếm 63,29%; viêm phế quản chiếm 58,22% và đái tháo đường chiếm 51,64%. Mức độ tắc nghẽn đường thở theo Sáng kiến toàn cầu cho Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - GOLD 2018 giai đoạn 2 với 46,4%. Nhân lực, nguồn lực, vật lực tại Đơn vị Quản lý bệnh phổi mãn tính đạt tiêu chuẩn. Kết quả điều trị tốt chiếm tỷ lệ lớn nhất với 80,04%. Tóm lại mô hình Đơn vị Quản lý bệnh phổi mãn tính tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên giai đoạn 2014-2018 phát hiện quản lý điều trị ổn định, duy trì, và bền vững.