CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngoại giao--Việt Nam
1 Hoàn thiện hệ thống cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hướng tới xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại / Trần Ngọc An // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 199 - 218 .- 327
Quá trình hình thành, phát triển của xã hội loài người và gia tăng tương tác giữa các cộng đồng, bộ lạc, quốc gia chứng kiến sự phát triển của hệ thống hình thái đại diện Nhà nước, từ các phái bộ có tính lâm thời, chủ yếu phục vụ mục đích chính trị, thành những cơ quan thường trú, có cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự được chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa với chức năng, nhiệm vụ đa dạng nhằm bảo vệ và thực thi lợi ích quốc gia bên ngoài lãnh thổ. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về hệ thống các cơ quan đại diện (CQĐD) của Việt Nam ở nước ngoài, phân tích tác động của bối cảnh hiện nay đối với các CQĐD, từ đó đưa ra những đề xuất định hướng quá trình xây dựng chính sách phù hợp, nhằm đặt hệ thống CQĐD vào vị trí có thể đóng góp hiệu quả hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, cũng như xây dựng nền ngoại giao Việt Nam chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại.
2 Hiệp định Paris năm 1973: Đỉnh cao của trường phái “ngoại giao cây tre” Việt Nam / Nguyễn Quang Bình // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2023 .- Số 3(124) .- Tr. 57-62 .- 327
Bài viết tập trung làm rõ giá trị, ý nghĩa, bài học của Hiệp định Paris. Có thể đây là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao, minh chứng cho một trường phái đối ngoại rất đặc sắc, độc đáo của dân tộc Việt Nam – “ngoại giao cây tre”. Trên cơ sở khái quát thực trạng đất nước và công tác đối ngoại sau hơn 35 năm đổi mới, tác giả đề xuất một số giải pháp chính nhằm phát huy sức mạnh “ngoại giao cây tre” đã được thể hiện trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
3 Ngoại giao khí hậu : thực tiễn quốc tế và khuyễn nghị chính sách cho Việt Nam / // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 3(130) .- Tr. 109-130 .- 327
Phân tích những điểm mới trong chính sách và thực tiễn triển khai ngoại giao khí hậu của các nước lớn, Liên minh châu Âu, các nước tầm trung và nhóm nước dễ bị tổn thương tại châu Á – Thái Bình Dương. Trên cơ sở thực tiễn đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam trong triển khai ngoại giao khí hậu nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
4 Việt Nam trong chiến lược an ninh của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Nghiêm Thị Hải Yến // .- 2021 .- Tr. 53-60 .- 327
Phân tích những biến động an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Từ đó giải thích nguyên nhân điều chỉnh và việc lựa chọn phương pháp thực thi chiến lược an ninh của Mỹ; đồng thời xác định vị thế của Việt Nam trước tác động chiến lược an ninh của Mỹ triển khai ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
5 Phát huy sức mạnh nhân văn trong ngoại giao Việt Nam / Lê Hải Bình, Hoàng Oanh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 4(123) .- Tr. 7-28 .- 327
Trình bày một số vấn đề lý luận về truyền thống ngoại giao nhân văn Việt Nam, tập trung vào tư tưởng và ngoại giao nhân văn Hồ Chí Minh. Phân tích cơ sở thực tiễn và một số thành tựu của ngoại giao nhân văn Việt Nam. Đưa ra một số gợi ý chính sách để phát huy hơn nửa ngoại giao nhân văn trong thời kỳ mới.
6 An ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng: cách tiếp cận, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Vũ Lê Thái Hoàng, Hàn Lam Giang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 1 (120) .- Tr. 31-56 .- 327
Trình bày vấn đề chính trị năng lượng và ngoại giao năng lượng từ cả góc độ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, từ đó đưa ra những hàm ý cho việc tiếp cận, xây dựng và triển khai ngoại giao năng lượng ở Việt Nam.
7 Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII / TBTĐCSVN Nguyễn Phú Trọng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 3 (114) .- Tr. 7-20 .- 327
Giới thiệu Bài phát biểu của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 ngày 13/08/2018.
8 Mục tiêu cường quốc tầm trung và viễn cảnh ngoại giao Việt Nam sau năm 2030 / TS. Lê Đình Tĩnh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 2 (113) .- Tr. 22-53 .- 327
Việt Nam đang trở thành một nước ngày càng tích cực đóng góp vào công việc chung của khu vực và thế giới với thế và lực mới. Bài viết này cố gắng làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn xoay quanh ý tưởng cường quốc tầm trung cho Việt Nam sau năm 2030.
9 Bàn về tầm nhìn địa chiến lược của chính quyền phong kiến Việt Nam / Trần Khánh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 8/2015 .- Tr. 3-13 .- 327
Khái quát và đánh giá về hành động địa chiến lược của chính quyền phong kiến Việt Nam trong phòng thủ xâm lược, mở mang bờ cõi và giao lưu với thế giới bên ngoài từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX.
10 Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo trái phép các cấu trúc địa lý trên Biển Đông: Đấu tranh của Việt Nam và phản ứng của cộng đồng quốc tế / TS. Lê Quý Quỳnh, Trần Thị Phương Thảo // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 3 (102)/2015 .- Tr. 71-98 .- 327
Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo trái phép các cấu trúc địa lý tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông. Các khía cạnh vi phạm trong hoạt động bồi đắp, cải tạo các cấu trúc địa lý của Trung Quốc. Phản ứng của Việt Nam, phản ứng của các nước trên thế giới.